Pug là giống chó nổi tiếng với biệt danh “chó mặt xệ” thông minh, hoạt bát. Tuy nhiên, những căn bệnh thường gặp ở chó Pug sẽ khiến một chú chó năng động trở nên chán chường, ủ rũ. Vậy làm thế nào giữ cho cún cưng nhà mình luôn khỏe mạnh? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về các loại bệnh thường gặp ở chó Pug cũng như cách nhận biết và phòng tránh hiệu quả.
1. Bệnh ho
Bệnh thường gặp ở chó Pug này có nhiều triệu chứng dễ nhận biết như: ho khan, khụt khịt như bị hóc xương (nhưng không phải do hóc xương), mắt đỏ, có rỉ mắt hoặc có mủ màu vàng.
Đừng quá lo lắng, lúc này bạn chỉ cần ra nhà thuốc mua 1 vỉ amoxicilin gồm 10 viên. Cho chú cún của bạn uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên. Thời điểm tốt nhất để uống thuốc là khi bụng đói. Bạn cần lưu ý rằng, khi chó Pug bị ho, phải duy trì cho chúng uống thuốc ít nhất 5 ngày liên tục. Không được quên cữ nào hoặc bỏ thuốc, nếu không rất dễ bị lờn thuốc kháng sinh.
2. Bệnh viêm da
Viêm da là loại bệnh thường gặp ở chó Pug, gồm các loại sau:
Dị ứng ở chó Pug: Dị ứng là cách cơ thể chó phản ứng lại với các tác nhân lạ như: thức ăn, sữa tắm, côn trùng, phấn hoa hoặc nấm mốc. Khi bị dị ứng, vì quá ngứa mà chó Pug sẽ liếm bàn chân và cọ xát nhiều vào mặt, dễ làm tổn thương da.
Bệnh ghẻ ở chó Pug: Không riêng gì Pug mà đây là bệnh lý mọi chú chó đều nhiễm. Ghẻ do một loại rận truyền từ chó mẹ sang chó con trong những tuần đầu đời. Loại rận này trú ngụ trong nang lông của cún. Bình thường sẽ không gây khó chịu nhưng hễ hệ miễn dịch của chó Pug suy yếu, loại rận này sẽ thức giấc và tung hoành gây ngứa ngáy, có thể dẫn đến lở loét da.
Bệnh nấm ở chó Pug: Những chú chó mắc bệnh này thường có mùi hôi, bị ngứa nhiều, da trở nên đen sạm, đặc biệt là ở vùng nách, háng, cổ, bàn chân và bên trong tai.
Để chữa trị bệnh viêm da ở chó Pug, bạn cần cách ly chúng, vệ sinh sạch sẽ các vùng da bị viêm nhiễm và bôi thuốc đặc trị lên đó.
3. Bệnh béo phì
Béo phì không chỉ là bệnh thường gặp ở chó Pug mà còn ở nhiều loài chó khác. Đây là vấn đề mà nhiều người nuôi chó Pug lo lắng bởi Pug là giống chó háu ăn nhưng lại lười vận động. Không từ chối bất kỳ món ăn nào nhưng lại ưa nằm hưởng thụ cuộc sống cũng là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh thường gặp ở chó Pug.
Để phòng tránh tình trạng béo phì, tăng cân cũng như giảm gánh nặng lên đường hô hấp, tim mạch, xương khớp, chó Pug cần có một chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý. Bạn chỉ nên cho chó Pug trưởng thành ăn 2 bữa một ngày và tránh để chúng ăn quá no. Đồng thời thường xuyên cho chúng ra ngoài hoạt động, chạy nhảy để rèn luyện sức khỏe và giữ gìn vóc dáng.
4. Bệnh về mặt và mũi
Do cấu tạo hộp sọ kỳ lạ và gần như không có mũi nên chó Pug thường gặp phải tình trạng khó thở. Đặc biệt là khi nhiệt độ môi trường cao hoặc sau khi chúng chạy nhảy nhiều. Loại bệnh thường gặp ở chó Pug này thường không gây nguy hiểm nhưng nếu bạn thấy miệng và mũi chó sủi bọt thì hãy lập tức mang chúng đến cơ sở thú y để tránh hậu quả nghiêm trọng.
Để hạn chế tình trạng khó thở này ở chó Pug, bạn nên cho chúng sống ở không gian thoáng mát, khô ráo. Tránh để chúng chạy nhảy, hoạt động quá sức và chỉ nên để chó Pug ra ngoài vào lúc sáng sớm hay chiều tối – khi nhiệt độ mát mẻ.
Ngoài ra, nếp nhăn trên mặt chó Pug cũng dễ gây ra tình trạng viêm da. Vì vậy bạn cần vệ sinh sạch sẽ các nếp gấp đó sau khi Pug nô đùa ngoài trời.
5. Bệnh về mắt
Điểm sáng của khuôn mặt chó Pug là ở đôi mắt lồi to tròn, đen láy. Nhưng cũng vì thế mà chúng dễ bị các vật nhọn chạm vào, gây tổn thương đến giác mạc cũng như mắc các bệnh về mắt. Điển hình như Pug bị khô mắt do viêm kết giác mạc, căn bệnh này có khả năng dẫn đến mù lòa ở chó.
Một căn bệnh thường gặp ở chó Pug liên quan đến mắt nữa, đó là đục thủy tinh thể. Nếu một ngày bạn thấy mắt của chó Pug có màu xanh xanh thì chính là đục thủy tinh thể. Căn bệnh này ảnh hưởng nhiều đến thị giác của chó và chỉ được chữa trị bằng phương pháp mổ.
Khi chó Pug của bạn xuất hiện những triệu chứng trên, bạn cần đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y để có giải pháp chữa trị kịp thời, tránh để lại những di chứng về sau.
6. Bệnh rụng lông
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh thường gặp ở chó Pug này, như: do di truyền, do thiếu chất, do ký sinh trùng hoặc do dị ứng,…
Để phòng tránh bệnh rụng lông, bạn cần thường xuyên cắt tỉa lông và tắm gội cho chó Pug sạch sẽ để các ký sinh trùng không còn chỗ ẩn náu. Đồng thời bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cún cưng qua các bữa ăn.
7. Chó Pug bị nôn
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do hệ tiêu hóa còn non yếu của chó Pug. Pug dễ bị nhiễm khuẩn đường ruột nếu thay đổi khẩu phần ăn. Hoặc nuốt phải dị vật cũng khiến chó Pug bị nôn.
8. Pug có mùi hôi
Có mùi hôi cũng là loại bệnh thường gặp ở chó Pug. Mùi hôi này có thể xuất phát từ mặt – nơi có những nếp nhăn giữ lại bụi bẩn, mồ hôi hoặc vụn thức ăn, lâu ngày không được vệ sinh sẽ bị ngứa, viêm, tạo mùi hôi.
Tai hôi do viêm hoặc miệng hôi do sâu răng, ăn không tiêu hoặc chó Pug đang mắc các bệnh về gan, thận, tiểu đường.
Ngoài ra, hôi toàn thân là hậu quả của việc tắm không sạch, thay đổi nội tiết tố hoặc không đủ lợi khuẩn để kiểm soát sự phát triển của nấm men trên da, gây bốc mùi toàn thân.
9. Bệnh viêm não
Đây là loại bệnh nguy hiểm thường gặp ở chó Pug mà các giống chó khác ít mắc phải. Viêm não là bệnh về thần kinh gây tử vong hàng đầu ở chó Pug. Nguyên nhân thường do di truyền và hiện chưa có thuốc đặc trị. Căn bệnh quái ác này thường xảy ra ở chó Pug con, khiến chúng lên cơn co giật, chạy loanh quanh, bị hôn mê và tử vong không lâu sau đó.
10. Chăm sóc chó Pug đúng cách
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh ở chó Pug. Trong đó có cả bệnh không nguy hiểm và cả bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng của Pug. Vậy nên, bạn cần biết cách chăm sóc chó Pug đúng:
- Theo dõi sát sao hoạt động trong ngày của chó Pug để kịp thời phát hiện và chữa trị nếu có bất thường.
- Xây dựng một chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý cho chó Pug.
- Giữ cho nơi ăn ngủ của cún luôn thoáng mát, sạch sẽ. Ngoài ra, tắm gội thường xuyên và vệ sinh các nếp nhăn trên mặt, mắt, tai cũng là điều vô cùng cần thiết.
- Cho chó Pug đến các cơ sở y tế thăm khám và tiêm phòng định kỳ đúng như liệu trình để bảo vệ sức khỏe.
- Không tự ý chữa trị cho Pug nếu chưa có tư vấn của bác sĩ hoặc người có chuyên môn.
Nuôi chó Pug là việc đơn giản nhưng vẫn đòi hỏi ở bạn kiến thức về chúng. Hy vọng qua bài viết tổng hợp các bệnh thường gặp ở chó Pug trên, bạn đã biết phòng bệnh và chăm sóc Pug đúng cách.
Pug là giống chó nổi tiếng với biệt danh “chó mặt xệ” thông minh, hoạt bát. Tuy nhiên, những căn bệnh thường gặp ở chó Pug sẽ khiến một chú chó năng động trở nên chán chường, ủ rũ. Vậy làm thế nào giữ cho cún cưng nhà mình luôn khỏe mạnh? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về các loại bệnh thường gặp ở chó Pug cũng như cách nhận biết và phòng tránh hiệu quả.
1. Bệnh ho
Bệnh thường gặp ở chó Pug này có nhiều triệu chứng dễ nhận biết như: ho khan, khụt khịt như bị hóc xương (nhưng không phải do hóc xương), mắt đỏ, có rỉ mắt hoặc có mủ màu vàng.
Đừng quá lo lắng, lúc này bạn chỉ cần ra nhà thuốc mua 1 vỉ amoxicilin gồm 10 viên. Cho chú cún của bạn uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên. Thời điểm tốt nhất để uống thuốc là khi bụng đói. Bạn cần lưu ý rằng, khi chó Pug bị ho, phải duy trì cho chúng uống thuốc ít nhất 5 ngày liên tục. Không được quên cữ nào hoặc bỏ thuốc, nếu không rất dễ bị lờn thuốc kháng sinh.
2. Bệnh viêm da
Viêm da là loại bệnh thường gặp ở chó Pug, gồm các loại sau:
Dị ứng ở chó Pug: Dị ứng là cách cơ thể chó phản ứng lại với các tác nhân lạ như: thức ăn, sữa tắm, côn trùng, phấn hoa hoặc nấm mốc. Khi bị dị ứng, vì quá ngứa mà chó Pug sẽ liếm bàn chân và cọ xát nhiều vào mặt, dễ làm tổn thương da.
Bệnh ghẻ ở chó Pug: Không riêng gì Pug mà đây là bệnh lý mọi chú chó đều nhiễm. Ghẻ do một loại rận truyền từ chó mẹ sang chó con trong những tuần đầu đời. Loại rận này trú ngụ trong nang lông của cún. Bình thường sẽ không gây khó chịu nhưng hễ hệ miễn dịch của chó Pug suy yếu, loại rận này sẽ thức giấc và tung hoành gây ngứa ngáy, có thể dẫn đến lở loét da.
Bệnh nấm ở chó Pug: Những chú chó mắc bệnh này thường có mùi hôi, bị ngứa nhiều, da trở nên đen sạm, đặc biệt là ở vùng nách, háng, cổ, bàn chân và bên trong tai.
Để chữa trị bệnh viêm da ở chó Pug, bạn cần cách ly chúng, vệ sinh sạch sẽ các vùng da bị viêm nhiễm và bôi thuốc đặc trị lên đó.
3. Bệnh béo phì
Béo phì không chỉ là bệnh thường gặp ở chó Pug mà còn ở nhiều loài chó khác. Đây là vấn đề mà nhiều người nuôi chó Pug lo lắng bởi Pug là giống chó háu ăn nhưng lại lười vận động. Không từ chối bất kỳ món ăn nào nhưng lại ưa nằm hưởng thụ cuộc sống cũng là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh thường gặp ở chó Pug.
Để phòng tránh tình trạng béo phì, tăng cân cũng như giảm gánh nặng lên đường hô hấp, tim mạch, xương khớp, chó Pug cần có một chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý. Bạn chỉ nên cho chó Pug trưởng thành ăn 2 bữa một ngày và tránh để chúng ăn quá no. Đồng thời thường xuyên cho chúng ra ngoài hoạt động, chạy nhảy để rèn luyện sức khỏe và giữ gìn vóc dáng.
4. Bệnh về mặt và mũi
Do cấu tạo hộp sọ kỳ lạ và gần như không có mũi nên chó Pug thường gặp phải tình trạng khó thở. Đặc biệt là khi nhiệt độ môi trường cao hoặc sau khi chúng chạy nhảy nhiều. Loại bệnh thường gặp ở chó Pug này thường không gây nguy hiểm nhưng nếu bạn thấy miệng và mũi chó sủi bọt thì hãy lập tức mang chúng đến cơ sở thú y để tránh hậu quả nghiêm trọng.
Để hạn chế tình trạng khó thở này ở chó Pug, bạn nên cho chúng sống ở không gian thoáng mát, khô ráo. Tránh để chúng chạy nhảy, hoạt động quá sức và chỉ nên để chó Pug ra ngoài vào lúc sáng sớm hay chiều tối – khi nhiệt độ mát mẻ.
Ngoài ra, nếp nhăn trên mặt chó Pug cũng dễ gây ra tình trạng viêm da. Vì vậy bạn cần vệ sinh sạch sẽ các nếp gấp đó sau khi Pug nô đùa ngoài trời.
5. Bệnh về mắt
Điểm sáng của khuôn mặt chó Pug là ở đôi mắt lồi to tròn, đen láy. Nhưng cũng vì thế mà chúng dễ bị các vật nhọn chạm vào, gây tổn thương đến giác mạc cũng như mắc các bệnh về mắt. Điển hình như Pug bị khô mắt do viêm kết giác mạc, căn bệnh này có khả năng dẫn đến mù lòa ở chó.
Một căn bệnh thường gặp ở chó Pug liên quan đến mắt nữa, đó là đục thủy tinh thể. Nếu một ngày bạn thấy mắt của chó Pug có màu xanh xanh thì chính là đục thủy tinh thể. Căn bệnh này ảnh hưởng nhiều đến thị giác của chó và chỉ được chữa trị bằng phương pháp mổ.
Khi chó Pug của bạn xuất hiện những triệu chứng trên, bạn cần đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y để có giải pháp chữa trị kịp thời, tránh để lại những di chứng về sau.
6. Bệnh rụng lông
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh thường gặp ở chó Pug này, như: do di truyền, do thiếu chất, do ký sinh trùng hoặc do dị ứng,…
Để phòng tránh bệnh rụng lông, bạn cần thường xuyên cắt tỉa lông và tắm gội cho chó Pug sạch sẽ để các ký sinh trùng không còn chỗ ẩn náu. Đồng thời bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cún cưng qua các bữa ăn.
7. Chó Pug bị nôn
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do hệ tiêu hóa còn non yếu của chó Pug. Pug dễ bị nhiễm khuẩn đường ruột nếu thay đổi khẩu phần ăn. Hoặc nuốt phải dị vật cũng khiến chó Pug bị nôn.
8. Pug có mùi hôi
Có mùi hôi cũng là loại bệnh thường gặp ở chó Pug. Mùi hôi này có thể xuất phát từ mặt – nơi có những nếp nhăn giữ lại bụi bẩn, mồ hôi hoặc vụn thức ăn, lâu ngày không được vệ sinh sẽ bị ngứa, viêm, tạo mùi hôi.
Tai hôi do viêm hoặc miệng hôi do sâu răng, ăn không tiêu hoặc chó Pug đang mắc các bệnh về gan, thận, tiểu đường.
Ngoài ra, hôi toàn thân là hậu quả của việc tắm không sạch, thay đổi nội tiết tố hoặc không đủ lợi khuẩn để kiểm soát sự phát triển của nấm men trên da, gây bốc mùi toàn thân.
9. Bệnh viêm não
Đây là loại bệnh nguy hiểm thường gặp ở chó Pug mà các giống chó khác ít mắc phải. Viêm não là bệnh về thần kinh gây tử vong hàng đầu ở chó Pug. Nguyên nhân thường do di truyền và hiện chưa có thuốc đặc trị. Căn bệnh quái ác này thường xảy ra ở chó Pug con, khiến chúng lên cơn co giật, chạy loanh quanh, bị hôn mê và tử vong không lâu sau đó.
10. Chăm sóc chó Pug đúng cách
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh ở chó Pug. Trong đó có cả bệnh không nguy hiểm và cả bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng của Pug. Vậy nên, bạn cần biết cách chăm sóc chó Pug đúng:
- Theo dõi sát sao hoạt động trong ngày của chó Pug để kịp thời phát hiện và chữa trị nếu có bất thường.
- Xây dựng một chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý cho chó Pug.
- Giữ cho nơi ăn ngủ của cún luôn thoáng mát, sạch sẽ. Ngoài ra, tắm gội thường xuyên và vệ sinh các nếp nhăn trên mặt, mắt, tai cũng là điều vô cùng cần thiết.
- Cho chó Pug đến các cơ sở y tế thăm khám và tiêm phòng định kỳ đúng như liệu trình để bảo vệ sức khỏe.
- Không tự ý chữa trị cho Pug nếu chưa có tư vấn của bác sĩ hoặc người có chuyên môn.
Nuôi chó Pug là việc đơn giản nhưng vẫn đòi hỏi ở bạn kiến thức về chúng. Hy vọng qua bài viết tổng hợp các bệnh thường gặp ở chó Pug trên, bạn đã biết phòng bệnh và chăm sóc Pug đúng cách.