Bạn đang tìm cách báo cáo tài khoản ngân hàng lừa đảo lên cơ quan có thẩm quyền để đòi lại tiền khi bị lừa chuyển khoản qua ngân hàng! Bạn muốn tố cáo một số tài khoản ngân hàng có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bài viết này có thể sẽ giúp ích được cho bạn!
Như chúng ta đã biết thì sự phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam nhưng năm gần đây đã ghi nhận nhiều dấu ấn rõ rệt. Chính vì thế mà việc sử dụng tài khoản ngân hàng để giao dịch rất thông dụng. Nhưng nếu vô tình bị lừa đảo và chuyển khoản qua một số tài khoản ngân hàng khác thì có lấy lại được tiền không? Và làm cách nào có thể tố cáo số tài khoản đó với cơ quan Công an có thẩm quyền cũng như truy tìm ra thông tin của kẻ lừa đảo bao gồm tên gọi, quê quán, số điện thoại?
Cách báo cáo tài khoản ngân hàng lừa đảo
Hiện nay, rất nhiều cách thức mới tinh vi hơn đang được bọn lừa đảo sử dụng để hòng “dụ dỗ” người dùng khác “sập bẫy lừa đảo” của chúng. Và đối tượng chú yếu mà bọn chúng muốn nhắm tới vẫn là những người cao tuổi, người nhẹ dạ cả tin, không có nhiều kiến thức về mua sắm online.
Và nếu bạn muốn tìm cách báo cáo tài khoản ngân hàng lừa đảo thì cần chuẩn bị:
- Người bị lừa đảo phải biết rõ số tài khoản ngân hàng của kẻ lừa đảo
- Phải thu thập nhiều bằng chứng rõ ràng, đầy đủ bao gồm hình ảnh, các tin nhắn liên quan đến cuộc trao đổi mà kẻ gian thực hiện để gây án.
- Ngoài ra, người bị hại (bị lừa đảo) cần phải chụp lại hình ảnh về thông tin chuyển khoản, ủy nhiệm chi hoặc các bằng chứng về việc chuyển khoản kèm thông tin về số tài khoản đó.
- Tiếp đến, người bị hại cần mang theo chứng minh nhân dân, căn cước công dân và làm đơn trình báo đến cơ quan Công an nơi cư trú để báo cáo về việc này. Phần còn lại sẽ do cơ quan Công an thụ lý và tiếp tục điều tra và truy tố tội phạm nếu xác minh thông tin bạn cung cấp là đúng và đủ.
Thông tin về việc tố cáo một số tài khoản ngân hàng có dấu hiệu lừa đảo
Về việc tố cáo tài khoản ngân hàng lừa đảo thì bạn đọc nên chú ý các vấn đề sau được quy định tại điều 145 Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi và bổ sung năm 2017 như sau và Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC như sau:
“Điều 145. Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
1. Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:
a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
3. Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:
a) Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;
b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;
c) Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.
4. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.”
Tóm lại, nhiệm vụ giải quyết các vụ việc tố cáo tài khoản ngân hàng lừa đảo hay tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố là trách nhiệm của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát phải tổ chức và tiến hành những biện pháp, thủ tục cần thiết để tiếp nhận đầy đủ, kiểm tra xác minh và xử lý theo luật định mọi thông tin về tội phạm do cơ quan, tổ chức và cá nhân gửi đến, nhằm quyết định khởi tố hay quyết định không khởi tố vụ án hình sự, áp dụng các biện pháp cần thiết bảo đảm an toàn cho người tố giác.
Muốn tố cáo tài khoản ngân hàng lừa đảo thì nên biết điều này
Về việc tố cáo số tài khoản ngân hàng lừa đảo căn cứ theo Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) tại Điều 174 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
- Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- Có tổ chức;
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
- Tái phạm nguy hiểm;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.“
Ngoài ra, theo Điều 5 và Điều 6 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC có nội dung như sau:
“Điều 5. Trách nhiệm tiếp nhận, thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm
1. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm:
a) Cơ quan điều tra;
b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
c) Viện kiểm sát các cấp;
d) Các cơ quan, tổ chức quy định tại điểm b khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 gồm: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.
2. Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm
a) Các cơ quan quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này, trừ Đội An ninh ở Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Đội An ninh Công an cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình.
b) Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan đang thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm nhận văn bản yêu cầu mà không được khắc phục.”
Nói như vậy có nghĩa là khi bạn bị lừa đảo bằng việc lừa chuyển khoản qua STK ngân hàng thì có thể trực tiếp đến cơ quan Cơ an nơi cư trú để khai báo về sự việc. Ngoài ra cũng có thể liên hệ các văn phòng luật để được tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
Cuối cùng, hy vọng rằng bạn đọc sẽ tìm được giải đáp phù hợp nhất cho mình thông qua thông tin mà chúng tôi cung cấp.
Xem thêm các hướng dẫn khác:
- Cách mua hàng online không bị lừa đảo mất tiền oan
- Cách lấy lại tiền khi bị lừa đảo trên Shopee
- Cách lấy lại tiền khi bị lừa chuyển khoản Momo
- Hướng dẫn cách lấy lại tiền khi bị lừa chuyển khoản
- Hướng dẫn cách lấy lại tiền khi bị lừa đảo trên mạng
Nguồn thông tin: Pháp luật Việt Nam