Hiện nay, có rất nhiều cách mua hàng online an toàn được chia sẻ ở khắp các trang web từ blog cho đến website tin tức. Thực tế, chúng cũng cho thấy sự quan tâm của người dùng Việt Nam tới thị trường mua sắm online đang tăng lên. Nhưng đâu là cách mua sắm trực tuyến an toàn trong bối cảnh tình trạng tin tặc, hacker hay lừa đảo đang có xu hướng tăng lên trong thời gian qua? Cùng tìm hiểu ngay bài viết này nhé!
Những rủi ro mà mua sắm online (trực tuyến) phải đối mặt
Thói quen mua sắm trực tuyến ngày càng tăng khi các sàn thương mại điện tử không ngừng tiếp thị quảng cáo với rất nhiều phương thức tiếp cận khách hàng khác nhau. Ngoài ra, các kênh mua sắm online trên mạng xã hội cũng đang cho thấy hoạt động “tấp nập” không kém gì “chợ trời”.
Dựa theo thông tin từ Sách trắng TMĐT (Thương mại điện tử) năm 2021 cho thấy rằng tỷ lệ người dùng Internet tham gia mua sắm trực tuyến đã tăng từ 77% trong năm 2019 lên 88% trong năm 2020.
Tuy nhiên, việc người dùng đang đổ xô vào nền tảng mua sắm online nhiều cũng kéo theo bọn lừa đảo, tin tặc “trá hình” sử dụng nhiều chiêu trò tin vi để lừa gạt và chiếm đoạt tài sản người dùng.
Vậy có cách nào giúp giảm thiểu rủi ro và mua sắm trực tuyến an toàn hơn không?
+12 Cách mua sắm trực tuyến an toàn không thể bỏ qua
Để tăng bảo mật thông tin người dùng khi tham gia mua sắm thì việc bảo mật thông tin cá nhân và ngân hàng cũng cực kỳ quan trọng. Kẻ gian có thể sử dụng rất nhiều hình thức cực kỳ tinh vi để đánh lừa bạn, các cách lừa đảo cũng luôn thay đổi nên việc luôn cập thông tin đối với người là điều cực kỳ cần thiết. Hãy đảm bảo các yếu tố sau đây để mua sắm trực tuyến an toàn hơn:
Cảnh giác với các tin nhắn, email, cuộc gọi yêu cầu số thông tin cá nhân
Người dùng nên cẩn trọng với các tin nhắn, email hay thậm chí là các cuộc gọi có nội dung điều hướng, yêu cầu phải cung cấp thông tin cá nhân như số tài khoản, quê quán, CMND, số căn cước công dân, mã OTP xác nhận hay thậm chí là mật khẩu đăng nhập tài khoản ngân hàng.
Nên có một thiết bị dành riêng cho việc mua sắm online nếu có thể
Theo các chuyên gia về bảo mật thì nếu người dùng có thói quen thường xuyên mua sắm online thì nên dùng một thiết bị riêng để tăng cường bảo mật tốt hơn. Và tốt nhất là không dùng chung với thiết bị có chứa ứng dụng quản lý ngân hàng trực tuyến.
Nên dùng một email riêng chỉ để mua hàng online
Việc sử dụng một email riêng biệt chỉ dùng cho việc mua sắm trực tuyến sẽ giúp giảm thiểu việc phải nhận các tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo không muốn nhận. Ngoài ra, nó còn giúp người dùng tránh được các email có chứa mã độc hay các email rác chứa các thông tin quảng cáo phiền phức khác.
Luôn sử dụng một mật khẩu mạnh an toàn
Hiện nay, với sự tiến bộ không ngừng của công nghệ thông tin thì khả năng quét các mật khẩu đơn giản, mật khẩu dễ nhận biết đối với hacker không còn là chuyện khó. Vậy nên để bảo mật an toàn cho tài khoản ngân hàng online hay các tài khoản mua sắm, ví điện tử,… thì người dùng cần sử dụng các mật khẩu mạnh để tránh hacker dò ra được.
- Tránh các mật khẩu liên quan đến ngày sinh
- Không dùng mật khẩu là “họ và tên” của bạn
- Sử dụng đầy đủ các định dạng bảo mật an toàn nhất bao gồm: “Ký tự đặc biệt + Chữ in Hoa + Chữ số”. Ví dụ: “1@Matkhaumanh”.
Nếu dùng Wifi miễn phí công cộng thì nên sử dụng VPN (mạng ảo riêng)
Khi bắt buộc phải giao dịch mua hàng trực tuyến bằng mạng Wifi miễn phí công cộng hoặc Wifi lạ thì tốt nhất người dùng nên sử dụng VPN (mạng ảo riêng). Việc này sẽ giúp mã hóa tất cả thông tin dữ liệu được truyền từ điện thoại qua máy tính hay điện thoại vào VPN. Nhờ đó sẽ bảo vệ thông tin tránh tin tặc (hacker) xâm nhập chiếm quyền điều khiển và xem các dữ liệu hạy cảm mà bạn không muốn công khai.
Cần vượt qua cảm giác “cần mua hàng ngay”
Công việc của người bán hàng chính là cố gắng thuyết phục, hối thúc nhằm bắt buộc người dùng phải đưa ra quyết định “mua hàng” càng sớm càng tốt. Chính vì thế nếu như người mua hàng không giữ được cái đầu lạnh hay nói cách khác là giữ bình tĩnh thì rất dễ bị “hớ” khi mua hàng.
Thông thường, các nhà bán hàng sẽ cố gắng sử dụng các cụm từ như “Chỉ còn 2 giờ là hết khuyến mãi. Hãy đặt hàng ngay!”, hay “Đây là bản premium và chỉ còn 2 bản trong kho”,….
Luôn cẩn thận với các sản phẩm được giảm giá
Các sản phẩm giảm giá cũng chứa đựng nhiều tiềm ẩn về rủi ro không mong muốn như hàng kém chất lượng, hàng lỗi, bán hoài không ai mua… bởi vậy nên chủ cửa hàng mới muốn tống khứ nó đi càng nhanh càng tốt.
Ngoài ra thì một số cửa hàng còn sử dụng chiêu trò là nâng giá lên gấp nhiều lần giảm giá nhiều lần sao cho vẫn còn lời và khiến khách hàng tham lam phải mua hàng. Vậy nên, nếu sản phẩm bạn muốn mua được bán ở không chỉ một shop thì nên tìm hiểu kỹ về thông tin, chất liệu, cách thức giao hàng, phí ship,… để đưa ra quyết định mua hàng hợp lý.
Cẩn thận với những mặt hàng “miễn phí giao hàng”.
Đa số khách hàng đều thích khi nghe nhắc tới miễn phí giao hàng, và đó luôn là sự lựa chọn tốt nhất nếu thực sự bạn muốn mua một thứ gì đó từ một cửa hàng bất kỳ. Nhưng đôi khi nó lại khiến bạn mua phải hàng có chất lượng kém, hàng dởm. Đôi khi việc đăng bán hàng là miễn phí ship nhưng thực ra chủ cửa hàng đã cộng luôn phí giao hàng vào giá sản phẩm rồi.
Luôn kiểm tra kỹ giỏ hàng trước khi thanh toán
Một số trang web mua sắm cho phép khách hàng sử dụng phương thức thanh toán nhanh không phải mất công nhập lại thông tin nhiều lần cũng gây ra nhiều phiền toái không mong muốn.
Nhưng sự thuận tiện đó đã khiến khách hàng quên đi việc xem lại đơn hàng mình vừa chọn và số lượng hàng mình vừa mua. Rất có thể cùng một sản phẩm nhưng bạn lại chọn số lượng là “2” hoặc đôi khi cao hơn nữa, nếu bấm thanh toán nhanh thì coi như đơn hàng hoàn tất và bạn sẽ phải trả phí cho các sản phẩm không mong muốn rồi.
Cẩn trọng với câu chào hàng “miễn phí trả hàng”.
Khi đối mặt với một số khách hàng còn “lưỡng lự” không chốt đơn ngay nhiều chủ cửa hàng đã sử dụng cách “miễn phí trả hàng” để buộc khách hàng phải đồng ý mua hàng. Và cũng vì thế mà khách hàng sẽ phải đối mặt với việc bị “hớ giá” hoặc chốt ngay mà không nghi ngờ về chất lượng sản phẩm
Cẩn thận với sản phẩm khuyến mãi khi mua kèm
Một số cửa hàng sẽ bán các vật phẩm với giá rẻ và yêu cầu phải mua kèm thêm một thứ gì đó. Việc này tuy giúp cho người dùng (khách hàng) có thể mua được sản phẩm với giá rẻ nhưng tổng số tiền đơn hàng lại tăng lên vì việc phải “mua kèm” thêm sản phẩm khác. Kết quả là đôi khi bạn phải mua thừa một số vật phẩm mà không biết nên làm gì với nó.
Kinh nghiệm cho thấy đối với trường hợp này thì bạn nên tìm một shop có giá tốt hơn hoặc tìm ở các cửa hàng địa phương gần nhà để mua có lẻ sẽ tốt hơn.
Đừng mua thêm các món đồ được gợi ý
Một số nền tảng bán hàng còn tích hợp tính năng gợi ý sản phẩm tương tự sản phẩm bạn đang xem hoặc đã mua. Việc này khá tốt vì giúp người dùng có thể so sánh và tìm hiểu nhiều sản phẩm hơn nhưng nó lại có thể khiến chính người dùng đó đưa ra những quyết định sai lầm.
Lời khuyên là nên mua một sản phẩm đúng nhu cầu của bạn để tránh tiêu quá hao phí tài sản và tiền bạc của mình vào các khoản chi không có kế hoạch.
Cuối cùng, chúc bạn sẽ mua hàng online thành công với các cách mua sắm trực tuyến an toàn và tiết kiệm nhất có thể.