Việc mua vàng để làm trang sức hay chỉ để cất giữ như một món tài sản phòng thân không còn mới và việc bị lừa đảo khi mua vàng cũng không hề ít. Vậy tìm đâu ra những cách mua vàng không bị lừa để giảm thiểu rủi ro!
Với kinh nghiệm bản thân và những thông tin kiến thức tổng hợp được tổng hợp từ các chuyên gia trong làng gia công vàng bạc và đá quý, Cafe Mua Sắm hy vọng sẽ cung cấp cho bạn đọc cách mua bán vàng thật chuẩn nhất có thể.
Vàng có mấy loại?
Vàng là một kim loại dùng làm trang sức quý hiếm và có gí trị rất lớn thì hầu như ai cũng biết nhưng có nhiều người vẫn chưa biết đến nó được chia ra hai loại là “vàng trắng” và “vàng thường” hay còn gọi là “vàng vàng”. Một nhầm lẫn thường gặp nữa đó chính là nghĩ rằng vàng trắng và bạch kim là một, với sự am hiểu ít ỏi về kiến thức về vàng thật như vậy thì rất dễ bị kẻ xấu sử dụng “vàng giả” để lừa đảo.
- Vàng vàng – vàng thường – hay còn được gọi là vàng đỏ : Đây là 1 hợp kim của vàng ,trong quá trình chế tác, thợ búng hợp kim thiên đồng (Cu ) để tạo màu.
- Vàng trắng là dạng kim loại gồm có vàng và các loại kim loại quý hiếm như Niken, Pladi, Platin..vv..Do tính chất đặc biệt của hợp kim nên màu vàng của vàng đã biến mất trong vàng trắng.
- Bạch kim ( Platinum) là một dạng kim loại quý chịu đựng nhiệt độ nóng chảy cao là 1700 độ C trong khi đó thì vàng chỉ có thể đạt giới hạn là 1000 độ C.
- Trung bình giá thành củ bạch kim sẽ cao gấp từ 1,5 cho đến 2 lần so với vàng trắng. Còn giá vàng trắng và vàng thường hay vàng vàng là ngang nhau.
Phân loại:
Hiện tại trên thị trường vàng được tìm kiếm, khai thác và sử dụng ở trên khắp thế giới cũng bởi vậy chất lượng cũng như giá thành của chúng cũng không hề giống nhau. Vàng trên khắp thể giới thường được chia ra làm hai dạng, đó là “vàng công nghệ” và “vàng bao công”.
- Vàng công nghệ là loại vàng được nhập khẩu từ nước ngoài thường là Ý, Nhật, Hàn Quốc,… Nhìn chung thì giá thành của loại này khá đắt và phần trăm vàng tính trong mỗi gram là khá chuẩn.
- Vàng bao công là loại vàng nhái lại mẫu mã của nước ngoài nhưng được chế tác tại Việt Nam với độ chính xác khuôn mẫu từ 90 đến 95%. Điểm hạn chế của loại vàng này là thường bị các chủ cửa hàng đánh không đủ tuổi nhưng lại bán giá cao khiến cho khách hàng bị “hớ giá”. Rất khó để xác định tuổi vàng bằng mắt thường mà cần phải được đem đi kiểm định tuổi vàng thì mới biết được. Điều đặc biệt là khi vàng được bán và khách hàng rời khỏi cửa tiệm thì giá thành của nó đã bị giảm đi rất nhiều, và dù kiểm định được vàng không đủ tuổi cũng cực kỳ khó khiếu nại với chủ cửa hàng.
- Các mẫu vàng bao công thường lệch từ 0.5 – 1 tuổi vàng, tiền gia công cao và phí khi thu hồi là giảm mất 30%.
Lưu ý: Vàng cũ sau khi đem ra các tiệm vàng để làm bóng sẽ không còn giữ được trọng lượng như cũ
Kinh nghiệm bán vàng:
Đây là cách tính cực kỳ có lợi cho khách hàng. Theo cách tính này thì:
Lượng vàng quy đổi ra tiền mặt = Khối lượng vàng x (Tuổi vàng – 0,05) x Giá vàng hiện tại
VD:
Rúc 1 cái nhẫn 0,7 chỉ vàng bao công 14k (Thực tế là 5,1 tuổi, không phải 5,85 tuổi) tại thời điểm giá vàng là 43tr/lượng:
Lượng vàng quy đổi ra tiền mặt = 0,7 x (0,51 – 0,05) x 4300 = 1384k
Khi đi bán vàng, mọi người nên tham khảo giá tại nhiều cửa hàng.
Các hình thức lừa đảo khi bán vàng:
1. Gian lận tuổi vàng
Gần đây, theo báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) về quản lý và kiểm tra thị trường thì có rất nhiều sai phạm xuất hiện khi mua bán vàng bạc đá quý xảy ra. Trong đó, nhiều cơ sở kinh doanh vàng nhỏ lẻ là sử dụng cân không kiểm định; chất lượng của thiết bị kiểm định tuổi vàng “có vấn đề”; chất lượng vàng không đạt so với công bố…
Thủ thuật mà chủ tiệm vàng này sử dụng là không ghi nhãn mác, không ghi chất lượng vàng, mặc dù giá bán là vàng 24K nhưng thực tế chỉ là 23K. Đối với vàng 18K, cơ sở kinh doanh vàng công bố hàm lượng vàng 75% nhưng kiểm định chỉ đạt 65%-73%. Với vàng kém chất lượng như trên, người tiêu dùng đang bị móc túi số tiền không nhỏ.
Trên thị trường có rất nhiều loại vàng được sử dụng làm trang sức với hàm lượng vàng khác nhau như tuổi vàng 10K (41,6%), 14K (58.3%), 18K (75%) và chúng đều là hợp kim của vàng 9999 cùng các kim loại khác (hay còn gọi là “hội”).
Để tăng lợi nhuận thì bắt buộc các xưởng gia công phải gian lận tuổi vàng, sử dụng lẫn nhiều tạp chất nên sản phẩm nhanh bị xỉn màu, móp méo, rơi đá và thậm chí là gãy sau vài tháng sử dụng. Đây là lý do vì sao trang sức gia công trôi nổi trên thị trường sẽ có giá thành thấp hơn các loại trang sức cao cấp chính hãng.
2. Ăn bớt công đoạn
Thông thường, doanh nghiệp lớn sẽ “chiêu mộ” những nghệ nhân hoặc thợ kim hoàn có ít nhất 6 năm kinh nghiệm; đồng thời đầu tư hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại khi thực hiện công đoạn thiết kế 3D, đúc hay tạo chi tiết của sản phẩm để tăng độ chính xác và tiết kiệm thời gian.
Trong khi đó, một số cửa hàng nhỏ thường sử dụng nhân công học nghề hoặc thợ kim hoàn tay nghề “non”, sao chép mẫu mã hoặc nhập buôn tại các xưởng gia công để giảm chi phí thiết kế nên giá của sản phẩm cũng thấp hơn. Tuy vậy, tỷ lệ các chi tiết không chính xác tuyệt đối, độ bóng không đồng đều và mẫu mã không có tính sáng tạo, độc nhất.
3. Lừa đảo bằng cách giả vờ bảo hành, kiểm định
Lựa chọn thương hiệu uy tín, khách hàng chỉ cần đầu tư một lần duy nhất mà được hưởng chế độ bảo hành miễn phí trọn đời sản phẩm như chỉnh sửa size, xi mạ, làm mới, gắn đá. Bởi đối với dòng sản phẩm có giá trị cao như trang sức thì dịch vụ bảo hành luôn là yếu tố quyết định lòng tin khách hàng.
lợi dụng sự cả tin của khách hàng, không ít cửa hàng trang sức lại chơi “chiêu trò” với dịch vụ bảo hành. Khách hàng mua trang sức giá rẻ thì việc quay lại bảo hành thường xuyên là dĩ nhiên nhưng thay vì được “miễn phí trọn đời” thì lại mất khoảng 200.000 – 300.000 đồng/lần sửa chữa. Lý do được đưa ra là trong quá trình sử dụng, khách hàng làm hỏng, hao mòn sản phẩm nên phải mất phí.
Khi đến tay người dùng, trang sức cao cấp sẽ có ký hiệu chất liệu rõ ràng cùng các loại giấy chứng nhận của Cục Đo lường chất lượng vàng Việt Nam, giấy kiểm định Kim cương GIA/GIV.
4. Sử dụng vàng giả để lừa
Trường hợp bị lừa mua phải sản phẩm trang sức bằng vàng giả xuất hiện không phải là ít, và đa số người mua cũng sử dụng một số phương pháp để phân biệt vàng giả nhưng vẫn bị kẻ gian qua mặt.
Điển hình nhất là sử dụng nam châm để thử vàng như một số loại vàng giả lại sử dụng bạc mạ vàng nên cách này không thể kiểm định được chất lượng vàng thật hay không.
Trên thực tế đã có rất nhiều chủ tiệm vàng bị lừa bởi kẻ gian khi vàng giả nhìn như vàng thật và cực kỳ khó kiểm định được.
Trong báo công an Trà Vinh có viết: “Trao đổi với anh Đồ Thiên Hải, chủ một tiệm vàng ở ấp Chợ, xã Đại An, huyện Trà Cú, đã 4 lần bị mắc lừa, bị kẻ gian chiếm đoạt khoảng 34 triệu đồng. Anh Hải kể, vì thấy khách hàng này quen, trước đó vài ngày có ghé cửa tiệm mua vàng nên tin tưởng không có kiểm tra vàng thật, giả mà chỉ xem ký hiệu trên sợi dây chuyền vàng, rồi thực hiện việc cầm cố tài sản. Chiều ngày 18/4/2019, một bé gái đem sợi dây chuyền vàng 18kara đến cửa hàng cầm với số tiền 6 triệu đồng, thấy nghi vấn nên kiểm tra thì mới phát hiện chỉ có đoạn mốc giữa hai đoạn dây chuyền là thật, còn lại là giả nên đã giữ bé gái và báo cơ quan Công an.”
Cách mua vàng không bị lừa:
Vậy làm thế nào để đi mua vàng mà không lo sợ việc bị lừa đảo, ăn gian? Hãy ghi nhớ những kinh nghiệm mua vàng dưới đây:
- Khi mua lưu ý xác định đúng tuổi vàng trước khi mua
- Lựa chọn tiệm vàng uy tín sẽ giảm thiểu các rủi ro không đáng có khi mua vàng
- Tìm hiểu về các loại vàng trước khi mua vì có thể bị chủ cửa hàng đánh tráo. Ví dụ: các tiệm vàng thường đánh tráo vàng 18K và 14K, có tiệm liều hơn là đánh tráo 18K và 10K.
- Khi mua cần yêu cầu giấy xác nhận kèm theo
Cách xác định tuổi vàng:
Tuổi vàng được hiểu như là độ phần trăm (%) vàng thật có trong đó, phần còn lại là được pha với những hợp kim khác. Vàng có những độ tuổi sau :
– Vàng 10K (41,7%)
– Vàng 14K (58,3%) thường được gọi là vàng 5 tuổi 8
– Vàng 18K (75%) thường được gọi là vàng 7 tuổi rưỡi.
*Vàng 18K (70%) thường được gọi là vàng 7 tuổi. Thực tế vàng 18K chuẩn phải có hàm lượng vàng 75%, để 70% là các tiệm vàng đang ăn gian mọi người rồi.
– Vàng 24K (99,99%) thường được gọi là vàng 10 tuổi, vàng nguyên chất, vàng ta, vàng 4 số 9.
*Vàng 24K (90%) thường được gọi là vàng 9 tuổi. Thực tế vàng 24K chuẩn phải có hàm lượng vàng từ 99% trở lên. Vàng 18K và 24K được nhiều người mua nhất nên các tiệm vàng thường vịn theo điều này để ăn gian người mua.
Cuối cùng, hy vọng rằng với những kiến thức về cách mua vàng không bị lừa an toàn nhất hiện nay trong bài viết sẽ giúp bạn có được thông tin bổ ích nhất về mua bán vàng.
Xem thêm: