Các website lừa đảo được kẻ gian sử dụng đầy rẫy trên mạng internet, và nếu như không may bạn truy cập vào đó thì rất có thể có nguy cơ bị dính phần mềm gián điệp, virus hay thậm chí là bị lừa đảo và chiếm đoạt tài sản. Với hướng dẫn cách nhận biết trang web lừa đảo chính xác được cập nhật mới nhất vào năm 2022. Hy vọng sẽ giúp ích cho độc giả của Cafe Mua Sắm tránh xa các nguy cơ tiềm ẩn rủi ro trên mạng.
Để kiểm tra và biết được đâu là một trang web lừa đảo thì không thể chỉ sử dụng cảm tính, mà cần phải sử dụng tới nhiều biện pháp, cách thức để xác định các thông số, chứng nhận cần thiết căn bản đối với một website được cho là an toàn để truy cập.
Dưới đây là một số cách giúp nhận biết trang web lừa đảo mà bạn có thể tham khảo!
Cách nhận biết trang web lừa đảo chính xác nhất
Nói chung, việc nhận biết một trang web được coi là không uy tín hay có dấu hiệu lừa đảo sẽ cần phải tìm hiểu đủ các yếu tố như: Tên miền, giao diện website, thông tin mà trang web cung cấp, kiểm tra virus trang web, có https hay SSl hay không,… Và để hiểu rõ hơn về cách kiểm tra một trang web lừa đảo thì hãy tìm hiểu ngay ở đây:
1. Nhận biết website lừa đảo qua tên miền hay URL của nó
Nhìn chung, các website lừa đảo sẽ cố gắng sử dụng một số nét tương đồng gây nhầm lẫn với một số tên miền của website uy tín. Đôi khi chỉ khác đi một dấu chấm hay một ký tự cũng khiến cho người dùng bị lừa gạt.
Cần chú ý với các tên miền có các dấu hiệu đáng nghi sau đây:
- Lỗi chính tả trong tên miền chính website: Việc một tên miền nào đó sai một từ hay một số từ trong tên miền so với tên miền chính cũng chứng tỏ rằng đó là một trang web lừa đảo không đáng tin cậy. Ví dụ: Chúng có thể thay chữ “I” (chữ i in hoa) thành chữ “l” (chữ L thường), hoặc có thể thêm bớt một ký tự của tên miền chính là “https://facebook.com” bằng “https://faceboook.com” hoặc “https://facebooks.com”…v.v..
- Tên miền có sự các tiền tố hoặc hậu tố lạ liên quan đến một thương hiệu lớn nào đó: Ví dụ “suachua.dien-may-xanh.com”, “khuyenmai.bach-hoa-xanh.net”,…. hoặc “shoppee.khuyenmai2022.com”,… Và rất nhiều biến thể khác nhau mà kẻ gian có thể sử dụng để lừa người dùng truy cập sau đó đánh cắp thông tin của họ.
- Các tên miền có dạng đuôi là .com, .org, .gov, edu là những trang có độ tin cậy cao nhất. Tuy nhiên, một số kẻ gian vẫn có thể sử dụng các dạng tên miền này để thực hiện việc thu thập thông tin người dùng. Vì vậy nếu bất kỳ website nào cố tình thu thập thông tin khách hàng một cách đáng nghi thì cũng nên kiểm tra và xác minh lại
- Các tên miền có độ uy tín thấp như .vip, .xyz, .top, .tk, .info, … thường được các đối tượng lừa đảo sử dụng nhiều nhất.
- Độ tuổi của tên miền cũng là một yếu tố để xác định nó có đủ uy tín hay không. Đối với các website có tên miền lâu đời thì vẫn có sự uy tín nhất định nào đó có thể tạm tin tưởng được, nhưng với các tên miền mới thì bạn cũng nên cẩn trọng. Ví dụ: Magiamgia247.vn có tuổi đời khá mới 🙂
- Sử dụng các link (liên kết) rút gọn để che đi link gốc: Tuy việc rút gọn link sẽ giúp việc nhận biết một liên kết dễ hơn và trông đẹp hơn nhưng nếu kẻ gian che link gốc có chứa vi rút bằng link rút gọn thì rất có thể người dùng sẽ gặp nguy hiểm nếu click vào nó. Thông thường, chúng sẽ có dạng bitly.com, cutt.ly, shorturl.at,…. vì vậy bạn nên cẩn thận với dạng link này và chỉ click vào link nếu giám chắc chắn đó là một link sạch.
- Sử dụng một số tên miền dài để đánh lừa nạn nhân. Ví dụ: “khuyen-mai-qua-tang-tiki.net”, “ma-giam-gia-shopee.info”,…
- Các trang web sử dụng tên miền kiểu subdomain như “luadao.blogspot.com”, “sinhvien24h.weebly.com”, “https://sites.google.com/view/khuyen-mai-shopee”, và rất nhiều dạng tên miền khác.
- Ngoài ra, đôi khi kẻ gian còn có thể sử dụng một tên miền .com hoặc một trang Fanpage có cả tích xanh để dùng cho việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản của mình.
2. Nhận biết website lừa đảo qua giao diện của nó
Đôi khi việc kiểm tra và xem xét kỹ giao diện một website cũng giúp bạn xác định được đó là một trang web an toàn để truy cập hay không.
Một website có thiết kế chuyên nghiệp, rõ ràng tương thích với hầu hết các thiết bị khác nhau như điện thoại, máy tính bằng, máy tính cũng là một yếu tố cần chú ý.
Ngoài ra, các trang web có quá nhiều quảng cáo cũng không đủ uy tín để truy cập. Một số trang web có chèn quảng cáo để tăng thu nhập hay có một khoản phí để duy trì website là chuyện không đáng nói. Nhưng một số trang website khác lại có rất nhiều quảng cáo thì đó có thể là một website không uy tín.
3. Xác định trang web lừa đảo dựa vào nội dung
Việc xem xét nội dung của website cũng giúp chúng ta biết được đó có phải là trang web lừa đảo hay không.
- Các website có nội dung chứa nhiều từ sai chính tả vì nhiều nguyên nhân, đôi khi là do người nước ngoài tạo ra hoặc website giả mạo nên không chú trọng vào phần nội dung.
- Các trang web được share nhiều trên mạng xã hội đôi khi lại là các trang web lừa đảo chứa mã độc thông qua việc click vào liên kết
4. Trang web có địa chỉ chứa https hay SSL hay không
Các trang web uy tín đôi khi vẫn không chứa https ahy SSL có thể vì lý do nào đó những các trang web giả mạo lại không thể được xác thực để có SSL. Vì thế, đó cũng là một yếu tố giúp bạn có thể nhận định một website nào uy tín hay không.
Để kiểm tra https của trang web chúng ta làm như sau:
- Trên thanh trình duyệt có chứa website nghi ngờ lừa đảo bạn tìm đến hình ổ khóa trước tên miền đó.
- Tiếp theo, bạn chọn vào phần “chứng chỉ”, tiếp đến tiến hành click vào tab Details và chọn Subject để xem các thông tin về trang web đó.
- Ngay lúc này, bạn hãy xem website lừa đảo hay không bằng cách xem dữ liệu về tổ chức sở hữu khi kiểm tra đăng ký chứng thư của nó.
- Nếu đó là trang web đủ uy tín thì sẽ thấy tên được hiển thị tại phần O rất rõ ràng.
Lưu ý, với bất kỳ trang web nào có yêu cầu đăng nhập thông tin thì bạn nên kiểm tra kỹ về phần này.
5. Cẩn thận với quy trình thiết lập của một website
Việc kẻ xấu sử dụng một website giả mạo để đánh lừa và chiếm đoạt đoạt thông tin của người dùng bằng cách yêu cầu điền thông tin đăng nhập không còn mới. Nhưng số lượng người dùng bị các trang web lừa đảo dạng này đánh cắp thông tin lại không hề giảm.
Ngoài ra, một số trang web giả mạo còn có thể tạo ra quy trình đăng nhập và yêu cầu xác minh mã OTP về điện thoại nhưng thực chất đó lại là một chiêu trò của hacker sử dụng để xâm nhập tài khoản người dùng một cách tinh vi.
Về cơ bản, để xác định trang web này có phải là website lừa đảo hay không thì bạn có thể tiến hành thứ với cách sau: Đầu tiên, bạn tiến hành gõ sai thông tin mật khẩu để đăng nhập vào web đó, nếu vẫn có thể đăng nhập thành công dù mật khẩu bạn nhập vào là giả thì đó chính là một trang web lừa đảo.
Đây thực chất chỉ là mánh khóe của bọn lừa đảo nhắm tới người dùng không am hiểu, hoặc không có nhiều kiến thức hoạt động trên nền tảng online nhằm chiếm đoạt tài sản của họ.
6. Kiểm tra thông tin mà website cung cấp
Bạn hãy kiểm tra tất cả các trang thông tin thuộc website đó có bao gồm “điều khoản”, “chính sách giao hàng”, “chính sách thanh toán”, “đổi trả”, “giới thiệu”, “liên hệ”. Ngoài ra, còn cần kiểm tra tính xác thực của số điện thoại, email, địa chỉ của đơn vị đó. Vì hầu hết các website lừa đảo đều làm giả các thông tin này.
Một mẹo nhỏ giúp bạn tìm đúng tất cả các trang web trên mạng internet có nhắc đến trang web lừa đảo này bằng cách gõ một cụm từ khóa trong dấu ngoặc kép sau đó tìm kiếm trên Google. Ví dụ “Cafe Mua Sắm”,….v.v.. Kết quả là bạn sẽ thấy có bao nhiêu kết quả nói về trang web này để có nhiều thông tin hơn về trang web lừa đảo.
7.Trang web xuất hiện nhiều thông báo lạ
Hãy cẩn thận với trang web có chứa các thông tin giật gân và cố gắng “cò mồi” người dùng làm theo những gì mà nó muốn. Chủ yếu là đánh vào niềm vui, lòng tham, hay nổi sợ hãi của người dùng.
Nên cẩn thận với các trang web như thế này:
- Lời mời thông báo yêu cầu bạn nên tải xuống phần mềm nào đó và nói rằng trình duyệt hay máy tính của bạn đã bị nhiễm vi rút
- Lời mời tải về máy các nội dung có bản quyền phải mua bằng tiền nhưng không mất tiền mà lại hoàn toàn miễn phí
- Thông báo về các phần mềm hack game, mod game, hack facebook,….
- Hiển thị các hình ảnh nhạy cảm kèm hình ảnh động gây kích thích
- Lời mời tham gia chương trình kiếm tiền nhanh, an toàn, lãi cao,….
Và rất nhiều thông báo quảng cáo khác có dạng “Pop up” được xuất hiện bất ngờ khi bạn truy cập website lạ. Hãy cẩn thận với chúng và đừng click vào!
8. Cách nhận biết trang web lừa đảo bằng website khác
Hiện nay, các cơ quan An ninh mạng cũng như các công ty về bảo mật phần mềm cũng không ngừng phát triển các công cụ cho phép người dùng quét vi rút online, tìm kiếm và tra cứu các thông tin về lừa đảo ngay trên mạng và rất tiện lợi.
Dưới đây là một số cách kiểm tra website lừa đảo online:
Cách kiểm tra | Ghi chú |
---|---|
Tra cứu thông tin doanh website | Để kiểm tra thông tin website có lừa đảo hay uy tín hay không thì bạn nên xem các thông tin liên hệ mà họ cung cấp. Bên cạnh đó thì đừng quên kiểm tra trên các “Trang Vàng” hay kiểm tra xác minh của Bộ Công Thương |
Sử dụng trang URL Void để kiểm tra thông tin | Để nhận biết trang web lừa đảo hay không với phần mềm online URL Void thì bạn chỉ cần nhập thông tin và đợi kết quả trả về bao gồm tên miền, IP, địa chỉ,… Truy cập tại: https://www.urlvoid.com/ |
Sử dụng công cụ quét vi rút online VirusTotal | Tuy đây chỉ là một công cụ cho phép quét vi rút của một trang web bất kỳ xem nó có bị nhiễm vi rút mã độc hay không nhưng nó cũng giúp người dùng như một công cụ kiểm tra độ tin cậy của một website lừa đảo, chứa vi rút hay không. |
Kiểm tra độ uy tín của website bằng Scamadviser.com | Đây là trang web cho phép người dùng có thể đánh giá và nhận xét mà các chủ trang web không thể xóa hay chỉnh sửa thông tin được. Nó làm một công cụ cung cấp các đánh giá về độ uy tín của một website khách quan nhất hiện nay. |
Sử dụng trang web Chongluadao.vn | Chongluadao.vn là một trang web cung cấp các thông tin bổ ích và cảnh báo người dùng về các nguy cơ về hacker và lừa đảo trên nền tảng online. Bạn sẽ cần đến nó khi muốn tra cứu và xác nhận một website nào đó có lừa đảo hay không. |
Kiểm tra thông tin trang web với TinNhiemMang.vn | Cũng như “chongluadao.vn” trang “Tín nhiệm mạng” cũng có công dụng xác minh thông tin về website uy tín được sử dụng nhiều nhất thời ddierme này tại Việt Nam |
Cuối cùng, hy vọng rằng với những thông tin bổ ích về “cách kiểm tra một trang web lừa đảo” sẽ giúp bạn đọc tránh xa được các nguy hiểm tiềm tàng đang ẩn mình trên internet.
Xem thêm các hướng dẫn khác:
- Cách báo cáo số điện thoại lừa đảo spam, gửi tin nhắn làm phiền người dùng
- Cách báo cáo tài khoản ngân hàng lừa đảo
- Cách mua hàng online không bị lừa đảo mất tiền oan
- Cách lấy lại tiền khi bị lừa đảo trên Shopee
- Cách lấy lại tiền khi bị lừa chuyển khoản Momo
- Hướng dẫn cách lấy lại tiền khi bị lừa chuyển khoản
- Hướng dẫn cách lấy lại tiền khi bị lừa đảo trên mạng