Trong những giống chó cảnh được giới yêu thú cưng ở Việt Nam săn đón, chắc chắn không thể thiếu chó Alaska. Ngày nay không quá khó để sở hữu một bé Alaska có ngoại hình đẹp, lông dày và kích cỡ lớn. Tuy được yêu thích như vậy nhưng không phải ai cũng có đủ kiến thức để nuôi chó Alaska hiệu quả. Alaska có nguồn gốc từ xứ lạnh giá nên rất khó thích nghi với khí hậu tại Việt Nam. Đừng lo lắng, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những cách nuôi Alaska chi tiết nhất cho những ai chưa có kinh nghiệm.
1. Cách nuôi chó Alaska chi tiết nhất
Chắc hẳn trước khi quyết định chọn nuôi chó Alaska, mọi người đều thắc mắc “nuôi chó Alaska có khó không?”. Theo PetPals Việt Nam, để có thể nuôi chó Alaska đúng cách, trước hết bạn cần tìm hiểu các thông tin cơ bản về giống chó này. Khi hiểu rõ các đặc điểm của chó Alaska thì bạn mới có thể chăm sóc chúng tốt được. Dưới đây là những cách nuôi chó Alaska hiệu quả nhất:
1.1 Điều kiện môi trường sống
Nguồn gốc của giống chó Alaska là từ vùng đất gần với Bắc Cực – Alaska có khí hậu lạnh giá khắc nghiệt quanh năm. Nhiệt độ nơi đây có thể giảm xuống tới âm 10 độ C. Vậy nên để thích ứng với điều kiện đó, chó Alaska sở hữu bộ lông dài và dày đến 2 lớp để giữ ấm cơ thể. Đặc điểm ngoại hình này là ưu điểm của Alaska, tuy nhiên khi du nhập vào Việt Nam thì lại trở thành nhược điểm lớn nhất.
Đặc biệt là đối với chó Alaska được nhập khẩu về Việt Nam. Khi chăm sóc chó Alaska rất dễ gặp phải tình trạng các bé bị sốc nhiệt, cực kỳ nguy hiểm. Cơ thể của chó Alaska không thích nghi được với nhiệt độ cao ở Việt Nam sẽ có các biểu hiện như: nhẹ thì nôn mửa, còn nặng thì có thể co giật và bất tỉnh. Vậy nên, bạn cần lưu ý nên giữ chó Alaska ở môi trường mát mẻ. Nhiệt độ lý tưởng cho Alaska là dưới 30 độ C. Vào những ngày nắng nóng, hãy cắt tỉa lông và tắm rửa thường xuyên cho chó Alaska hơn.
Ngoài ra, nếu bạn quyết định mua chó Alaska nhập khẩu thì tốt nhất hãy chọn mùa đông để vận chuyển. Điều này giúp các bé dễ dàng thích nghi với môi trường và khí hậu ở Việt Nam hơn.
1.2 Chế độ dinh dưỡng
Khác với thân hình to lớn thì chó Alaska có hệ tiêu hoá khá yếu và rất dễ mắc bệnh đường ruột. Cách nuôi Alaska tốt nhất cho sự phát triển toàn diện là xây dựng một chế độ ăn và khẩu phần ăn hợp lý. Mỗi ngày cần cung cấp đủ chất đạm, chất béo, tinh bột, chất xơ, vitamin, canxi và chất khoáng,… cho Alaska.
– Khẩu phần ăn
Chó Alaska từ 2-3 tháng tuổi
Giai đoạn này chó Alaska còn rất bé và chỉ mới vừa dứt sữa mẹ, chỉ nên cho ăn thức ăn mềm, đã xay nhuyễn. Bạn có thể dần cho chúng làm quen với khẩu phần ăn mới bao gồm: cơm nhão, cháo loãng trộn cùng thịt nạc, thịt bò đã xay mềm.
Mỗi ngày nên cho Alaska ăn 5 bữa và bổ sung thêm 200ml sữa ấm. Lưu ý là không nên cho ăn quá no hay ăn đồ tươi sống. Hệ tiêu hoá của Alaska lúc này chưa hoàn thiện, ăn những thực phẩm đó có thể gây tiêu chảy.
Ngoài ra, bạn có thể chọn cách chăm sóc chó Alaska bằng hạt khô để tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên nên ngâm hạt với nước ấm trước khi cho ăn và chọn những thương hiệu hạt uy tín. Nếu không cẩn thận mua phải đồ kém chất lượng sẽ khiến các bé bị tiêu chảy, bỏ ăn, …
Chó Alaska từ 3-6 tháng tuổi
Giai đoạn này, chó Alaska đã có thể ăn cơm trộn với thịt bò, thịt gà, thịt lợn, … Để cung cấp đầy đủ dưỡng chất thì nên cho ăn thêm rau, củ, quả. Khẩu phần ăn mỗi ngày giảm còn 4 bữa vào sáng, trưa, chiều, tối. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cho uống thêm 500ml sữa ấm để bổ sung canxi giúp xương phát triển.
Khi Alaska được 3 tháng tuổi thì không nên cho ăn thức ăn mềm quá nữa. Hãy cho chúng ăn thức ăn cứng hơn để kích thích cơ hàm phát triển tốt hơn.
Chó Alaska trên 6 tháng tuổi
Chó Alaska giai đoạn này là phát triển nhanh và mạnh mẽ nhất. Khi đến tuổi trưởng thành, mỗi ngày bạn chỉ cần cho ăn từ 2-3 bữa, nhưng cần tăng lượng thức ăn lên để đảm bảo đủ dinh dưỡng. Những thực phẩm giàu protein và canxi rất tốt cho sự phát triển xương và cơ bắp của chó Alaska. Alaska đặc biệt thích ăn thịt bò, đây là loại thức ăn giàu protein và ít mỡ. Khi cho ăn cần được chế biến chín kỹ.
Bạn cũng có thể bổ sung thêm các loại xương động vật cho Alaska gặm để răng và cơ hàm hoạt động mạnh mẽ hơn. Lưu ý là chỉ cho ăn số lượng ít và không dùng xương nhỏ để tránh bị hóc.
– Nên cho Alaska ăn gì?
Cũng giống như các loại chó tuyết kéo xe khác, chế độ dinh dưỡng của chó Alaska cũng yêu cầu nhiều protein. Vậy nên, dù lựa chọn hình thức đồ ăn chế biến hay đồ ăn sẵn thì cũng nên cung cấp đủ dưỡng chất cho chó Alaska. Theo kinh nghiệm nuôi chó Alaska của PetPals Việt Nam thì tốt nhất là cho ăn xen kẽ 1 bữa nấu tại nhà và 1 bữa đồ ăn sẵn.
Nếu chọn thức ăn sẵn thì khẩu phần ăn mỗi ngày cần có 21-27% protein, 10-14% chất béo cho Alaska ít vận động; và 24-30% protein, 14-20% chất béo cho Alaska vận động nhiều. Loại thức ăn sẵn rất tốt cho chó Alaska trưởng thành vì giúp răng miệng luôn sạch sẽ. Còn đối với cún Alaska thì nên chọn loại bột để dễ tiêu hoá hơn.
Tuy nhiên bạn cần lưu ý là thức ăn sẵn thường hay bị thiếu chất béo. Vậy nên phải bổ sung từ nguồn thực phẩm khác như: dầu thực vật, mỡ cá vào mỗi bữa ăn. Mỡ cá còn giúp lông chó Alaska mượt hơn. Không nên dùng mỡ lợn vì sẽ dễ bị tiêu chảy.
Cách nuôi Alaska từ nguồn thức ăn chế biến sẽ giúp Alaska không bị chán ăn và đủ dưỡng chất hơn hẳn. Các loại thực phẩm tốt cho sức khoẻ của chó Alaska là:
- Thịt bò và thịt lợn: là món ăn là giống chó cảnh nào cũng yêu thích vì giàu dinh dưỡng. Bên cạnh đó, thịt lợn nạc còn không có mỡ.
- Thịt gà: tốt nhất là lườn gà.
- Cá biển: cung cấp nhiều đạm và rất ít mỡ.
- Nội tạng: như tim, gan, lòng, phèo, óc, … sẽ giúp Alaska tiêu hóa nhanh chóng hơn. Đặc biệt nên cho ăn nội tạng bò hoặc lợn.
- Trứng vịt lộn: khi Alaska chưa được 4 tháng tuổi thì nên cho ăn mỗi bữa 1 quả. Khi lớn hơn thì cho ăn 2 quả 1 bữa.
- Cơm: chó Alaska không thích ăn cơm hay cháo nhưng bạn có thể cho chúng ăn bằng cách trộn vào các loại thức ăn khác. Cơm giúp cung cấp tinh bột và năng lượng.
- Rau củ quả: là nguồn cung cấp vitamin dồi dào, có thể hạn chế việc rụng lông và tăng cường hệ miễn dịch. Nếu chó không chịu ăn thì hãy xay nhỏ và trộn cùng thịt. Biểu hiện thiếu chất từ rau củ của Alaska là chúng bắt đầu ăn cỏ và ăn phân.
Ngoài ra, do khẩu phần ăn của chó Alaska có rất nhiều thịt nên thường sẽ gây hôi miệng. Bạn nên đánh răng cho Alaska ít nhất 2 lần/tuần để ngăn ngừa tình trạng này.
– Lưu ý khi cho Alaska ăn
- Tuyệt đối không cho chó Alaska ăn đồ tươi sống. Chăm sóc chó Alaska ở các nước châu Âu thì sẽ cho ăn đồ sống, tuy nhiên thịt sống ở Việt Nam thì không đảm bảo sạch sẽ và có nhiều vi khuẩn gây hại cho hệ tiêu hoá của Alaska. Nếu muốn cho ăn đồ sống thì phải chọn nguồn sạch sẽ trước.
- Nên cho Alaska ăn theo khẩu phần từng bữa với liều lượng hợp lý. Mỗi bữa chỉ cho ăn 30 phút, dù ăn hết hay không đều phải dọn và vệ sinh sạch sẽ. Điều này còn giúp tập cho chúng ăn đúng bữa.
1.3 Vệ sinh cho chó Alaska
Đặc trưng nổi bật nhất của chó Alaska là bộ lông dày. Vậy nên khi nuôi chó Alaska thì nên chăm sóc vẻ ngoài của chúng luôn sạch sẽ và mềm mượt. Tuy nhiên, tính cách của chó Alaska khá tinh nghịch và nhiều năng lượng nên việc giữ vệ sinh khá khó khăn. PetPals Việt Namhướng dẫn nuôi chó Alaska luôn đẹp bằng cách thường xuyên tắm rửa, chải lông cho chó Alaska để loại bỏ lông chết. Cách này vừa giúp chó Alaska và nhà cửa luôn gọn gàng, vừa kích thích chúng mọc lông mới.
Bên cạnh đó thì cũng nên vệ sinh xung quanh khu vực chỗ ở của chó Alaska như rửa chuồng, rửa khay đựng thức ăn và thay nước uống sau mỗi bữa. Chó Alaska có một thói quen là hay vệ sinh răng miệng bằng cách ăn tuyết. Tuy nhiên khi du nhập vào Việt Nam thì không thể nên bạn cần đánh răng cho chúng 2-3 lần 1 tuần. Khi mới bắt đầu chúng sẽ không quen và chống cự nhưng nếu tập thường xuyên thì chúng sẽ ngoan ngoãn hơn.
Khi tắm rửa và vệ sinh cho thú cưng Alaska thì nên chú ý các khu vực như: kẽ chân, lỗ tai, lưỡi, … Những khu vực này thường xuyên có bị bám bụi bẩn và có vi khuẩn tích tụ lâu ngày.
1.4 Cách chăm sóc lông chó Alaska
Mỗi tháng nên tắm cho chó Alaska ít nhất 1 lần và chải lông mỗi ngày. Khi tắm nên sử dụng các loại sản phẩm dành riêng cho chó. Tuyệt đối không nên dùng sữa tắm người để tắm cho Alaska. Sữa tắm cho người thường có độ pH khá cao, sẽ khiến cho Alaska bị xơ và rụng lông. Mỗi khi tắm xong cần chú ý lau khô và sấy lông ngay lập tức, tránh để ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây các bệnh ngoài da.
1.5 Chế độ vận động
Giống chó Alaska là chó kéo xe tuyết nên chúng rất giàu năng lượng và thích vận động. Vậy nuôi chó Alaska có khó không? Chúng thích hợp nuôi ở những nơi rộng rãi và có sân vườn để thoả thích chạy nhảy. Khi Alaska bắt đầu vào giai đoạn trưởng thành thì cần có chế độ vận động phù hợp để phát triển cơ bắp và cải thiện vóc dáng.
Nhà ở Việt Nam thường thiết kế theo dạng sàn trơn nên khi Alaska di chuyển nhanh thường sẽ bị bè chân, ảnh hưởng đến vóc dáng xấu đi. Các bài tập như chạy bền, đi bơi, kéo bánh xe, … mỗi ngày 30 phút sẽ giúp cơ thể của Alaska chuẩn hơn. Chúng đặc biệt thích những bài rèn luyện thể lực, vì vậy nên tránh những trò như: lụm đồ, ném banh, …
Đối với giống chó Alaska Giant, để chăm sóc chúng phát triển tối đa kích cỡ mất nhiều thời gian, chuyên môn và công sức hơn. Trước hết bạn cần nắm rõ các kiến thức và cách nuôi Alaska Giant hiệu quả. Nếu không có thời gian, bạn có thể chọn cách gửi các bé đến trại huấn luyện chuyên nghiệp.
Vì là giống chó giàu năng lượng nên Alaska không thích bị nhốt quá lâu ở một không gian, chúng sẽ thấy tù túng, khó chịu và sủa liên tục. Mỗi ngày hãy dành thời gian cùng các bé đi dạo để chúng thư giãn và vận động nhẹ.
2. Huấn luyện chó Alaska đơn giản
Để có Alaska luôn khỏe mạnh thì bên cạnh cách nuôi hiệu quả, bạn cũng nên huấn luyện để chúng luôn vâng lời và dễ kiểm soát.
Đặc tính của chó Alaska là sống theo bầy đàn, tương tự như tổ tiên chó sói Bắc Cực. Do đó, nếu nuôi Alaska khi còn nhỏ thì chúng cực kỳ trung thành và nghe lời bạn. Điều này giúp cho việc huấn luyện dễ dàng hơn hẳn. Ngược lại, nếu bạn nuôi chó Alaska trưởng thành thì chúng rất bướng bỉnh và khó dạy bảo.
Giống chó Alaska cũng rất điềm tĩnh và nghe lời. Rất hiếm gặp trường hợp chó Alaska tấn công hay gây sự với các loài động vật khác nếu như không bị gây sự và kích động từ đầu. Vì vậy, việc huấn luyện chó Alaska cũng dễ hơn so với các giống chó cảnh lớn khác như Becgie, Husky, …
3. Chú ý tiêm phòng định kỳ
Kinh nghiệm nuôi chó Alaska luôn mạnh khoẻ là nên tiêm phòng bệnh đầy đủ và sớm để phòng tránh được các bệnh nguy hiểm. Chỉ cần đưa Alaska đến các phòng khám, bệnh viện thú y để đăng ký lịch tiêm phòng định kỳ là được. Trên thị trường hiện nay có 2 loại vaccine là vaccine 5 bệnh và vaccine 7 bệnh. Nếu chó Alaska đã đủ 45 ngày tuổi thì có thể tiêm vaccine 5 bệnh. Sau đó 15 ngày thì có thể tiếp tục tiêm vaccine 7 bệnh.
Ngoài ra, cũng nên tẩy giun định kỳ để cải thiện sức đề kháng của chó Alaska, nhất là đối với chó con. Nên tẩy giun Alaska 2-3 tháng 1 lần để hệ tiêu hoá hấp thụ tốt hơn các chất dinh dưỡng hằng ngày.
Hy vọng với những thông tin cung cấp phái trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “nuôi chó Alaska có khó không?”. Có thể thấy các cách nuôi chó Alaska khá đơn giản và có thể thực hiện tại nhà. Đồng thời, bạn cũng nên tìm hiểu trước các thông tin về chó Alaska để giúp cho quá trình nuôi được nhanh chóng và mang lại hiệu quả cao.
Trong những giống chó cảnh được giới yêu thú cưng ở Việt Nam săn đón, chắc chắn không thể thiếu chó Alaska. Ngày nay không quá khó để sở hữu một bé Alaska có ngoại hình đẹp, lông dày và kích cỡ lớn. Tuy được yêu thích như vậy nhưng không phải ai cũng có đủ kiến thức để nuôi chó Alaska hiệu quả. Alaska có nguồn gốc từ xứ lạnh giá nên rất khó thích nghi với khí hậu tại Việt Nam. Đừng lo lắng, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những cách nuôi Alaska chi tiết nhất cho những ai chưa có kinh nghiệm.
1. Cách nuôi chó Alaska chi tiết nhất
Chắc hẳn trước khi quyết định chọn nuôi chó Alaska, mọi người đều thắc mắc “nuôi chó Alaska có khó không?”. Theo PetPals Việt Nam, để có thể nuôi chó Alaska đúng cách, trước hết bạn cần tìm hiểu các thông tin cơ bản về giống chó này. Khi hiểu rõ các đặc điểm của chó Alaska thì bạn mới có thể chăm sóc chúng tốt được. Dưới đây là những cách nuôi chó Alaska hiệu quả nhất:
1.1 Điều kiện môi trường sống
Nguồn gốc của giống chó Alaska là từ vùng đất gần với Bắc Cực – Alaska có khí hậu lạnh giá khắc nghiệt quanh năm. Nhiệt độ nơi đây có thể giảm xuống tới âm 10 độ C. Vậy nên để thích ứng với điều kiện đó, chó Alaska sở hữu bộ lông dài và dày đến 2 lớp để giữ ấm cơ thể. Đặc điểm ngoại hình này là ưu điểm của Alaska, tuy nhiên khi du nhập vào Việt Nam thì lại trở thành nhược điểm lớn nhất.
Đặc biệt là đối với chó Alaska được nhập khẩu về Việt Nam. Khi chăm sóc chó Alaska rất dễ gặp phải tình trạng các bé bị sốc nhiệt, cực kỳ nguy hiểm. Cơ thể của chó Alaska không thích nghi được với nhiệt độ cao ở Việt Nam sẽ có các biểu hiện như: nhẹ thì nôn mửa, còn nặng thì có thể co giật và bất tỉnh. Vậy nên, bạn cần lưu ý nên giữ chó Alaska ở môi trường mát mẻ. Nhiệt độ lý tưởng cho Alaska là dưới 30 độ C. Vào những ngày nắng nóng, hãy cắt tỉa lông và tắm rửa thường xuyên cho chó Alaska hơn.
Ngoài ra, nếu bạn quyết định mua chó Alaska nhập khẩu thì tốt nhất hãy chọn mùa đông để vận chuyển. Điều này giúp các bé dễ dàng thích nghi với môi trường và khí hậu ở Việt Nam hơn.
1.2 Chế độ dinh dưỡng
Khác với thân hình to lớn thì chó Alaska có hệ tiêu hoá khá yếu và rất dễ mắc bệnh đường ruột. Cách nuôi Alaska tốt nhất cho sự phát triển toàn diện là xây dựng một chế độ ăn và khẩu phần ăn hợp lý. Mỗi ngày cần cung cấp đủ chất đạm, chất béo, tinh bột, chất xơ, vitamin, canxi và chất khoáng,… cho Alaska.
– Khẩu phần ăn
Chó Alaska từ 2-3 tháng tuổi
Giai đoạn này chó Alaska còn rất bé và chỉ mới vừa dứt sữa mẹ, chỉ nên cho ăn thức ăn mềm, đã xay nhuyễn. Bạn có thể dần cho chúng làm quen với khẩu phần ăn mới bao gồm: cơm nhão, cháo loãng trộn cùng thịt nạc, thịt bò đã xay mềm.
Mỗi ngày nên cho Alaska ăn 5 bữa và bổ sung thêm 200ml sữa ấm. Lưu ý là không nên cho ăn quá no hay ăn đồ tươi sống. Hệ tiêu hoá của Alaska lúc này chưa hoàn thiện, ăn những thực phẩm đó có thể gây tiêu chảy.
Ngoài ra, bạn có thể chọn cách chăm sóc chó Alaska bằng hạt khô để tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên nên ngâm hạt với nước ấm trước khi cho ăn và chọn những thương hiệu hạt uy tín. Nếu không cẩn thận mua phải đồ kém chất lượng sẽ khiến các bé bị tiêu chảy, bỏ ăn, …
Chó Alaska từ 3-6 tháng tuổi
Giai đoạn này, chó Alaska đã có thể ăn cơm trộn với thịt bò, thịt gà, thịt lợn, … Để cung cấp đầy đủ dưỡng chất thì nên cho ăn thêm rau, củ, quả. Khẩu phần ăn mỗi ngày giảm còn 4 bữa vào sáng, trưa, chiều, tối. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cho uống thêm 500ml sữa ấm để bổ sung canxi giúp xương phát triển.
Khi Alaska được 3 tháng tuổi thì không nên cho ăn thức ăn mềm quá nữa. Hãy cho chúng ăn thức ăn cứng hơn để kích thích cơ hàm phát triển tốt hơn.
Chó Alaska trên 6 tháng tuổi
Chó Alaska giai đoạn này là phát triển nhanh và mạnh mẽ nhất. Khi đến tuổi trưởng thành, mỗi ngày bạn chỉ cần cho ăn từ 2-3 bữa, nhưng cần tăng lượng thức ăn lên để đảm bảo đủ dinh dưỡng. Những thực phẩm giàu protein và canxi rất tốt cho sự phát triển xương và cơ bắp của chó Alaska. Alaska đặc biệt thích ăn thịt bò, đây là loại thức ăn giàu protein và ít mỡ. Khi cho ăn cần được chế biến chín kỹ.
Bạn cũng có thể bổ sung thêm các loại xương động vật cho Alaska gặm để răng và cơ hàm hoạt động mạnh mẽ hơn. Lưu ý là chỉ cho ăn số lượng ít và không dùng xương nhỏ để tránh bị hóc.
– Nên cho Alaska ăn gì?
Cũng giống như các loại chó tuyết kéo xe khác, chế độ dinh dưỡng của chó Alaska cũng yêu cầu nhiều protein. Vậy nên, dù lựa chọn hình thức đồ ăn chế biến hay đồ ăn sẵn thì cũng nên cung cấp đủ dưỡng chất cho chó Alaska. Theo kinh nghiệm nuôi chó Alaska của PetPals Việt Nam thì tốt nhất là cho ăn xen kẽ 1 bữa nấu tại nhà và 1 bữa đồ ăn sẵn.
Nếu chọn thức ăn sẵn thì khẩu phần ăn mỗi ngày cần có 21-27% protein, 10-14% chất béo cho Alaska ít vận động; và 24-30% protein, 14-20% chất béo cho Alaska vận động nhiều. Loại thức ăn sẵn rất tốt cho chó Alaska trưởng thành vì giúp răng miệng luôn sạch sẽ. Còn đối với cún Alaska thì nên chọn loại bột để dễ tiêu hoá hơn.
Tuy nhiên bạn cần lưu ý là thức ăn sẵn thường hay bị thiếu chất béo. Vậy nên phải bổ sung từ nguồn thực phẩm khác như: dầu thực vật, mỡ cá vào mỗi bữa ăn. Mỡ cá còn giúp lông chó Alaska mượt hơn. Không nên dùng mỡ lợn vì sẽ dễ bị tiêu chảy.
Cách nuôi Alaska từ nguồn thức ăn chế biến sẽ giúp Alaska không bị chán ăn và đủ dưỡng chất hơn hẳn. Các loại thực phẩm tốt cho sức khoẻ của chó Alaska là:
- Thịt bò và thịt lợn: là món ăn là giống chó cảnh nào cũng yêu thích vì giàu dinh dưỡng. Bên cạnh đó, thịt lợn nạc còn không có mỡ.
- Thịt gà: tốt nhất là lườn gà.
- Cá biển: cung cấp nhiều đạm và rất ít mỡ.
- Nội tạng: như tim, gan, lòng, phèo, óc, … sẽ giúp Alaska tiêu hóa nhanh chóng hơn. Đặc biệt nên cho ăn nội tạng bò hoặc lợn.
- Trứng vịt lộn: khi Alaska chưa được 4 tháng tuổi thì nên cho ăn mỗi bữa 1 quả. Khi lớn hơn thì cho ăn 2 quả 1 bữa.
- Cơm: chó Alaska không thích ăn cơm hay cháo nhưng bạn có thể cho chúng ăn bằng cách trộn vào các loại thức ăn khác. Cơm giúp cung cấp tinh bột và năng lượng.
- Rau củ quả: là nguồn cung cấp vitamin dồi dào, có thể hạn chế việc rụng lông và tăng cường hệ miễn dịch. Nếu chó không chịu ăn thì hãy xay nhỏ và trộn cùng thịt. Biểu hiện thiếu chất từ rau củ của Alaska là chúng bắt đầu ăn cỏ và ăn phân.
Ngoài ra, do khẩu phần ăn của chó Alaska có rất nhiều thịt nên thường sẽ gây hôi miệng. Bạn nên đánh răng cho Alaska ít nhất 2 lần/tuần để ngăn ngừa tình trạng này.
– Lưu ý khi cho Alaska ăn
- Tuyệt đối không cho chó Alaska ăn đồ tươi sống. Chăm sóc chó Alaska ở các nước châu Âu thì sẽ cho ăn đồ sống, tuy nhiên thịt sống ở Việt Nam thì không đảm bảo sạch sẽ và có nhiều vi khuẩn gây hại cho hệ tiêu hoá của Alaska. Nếu muốn cho ăn đồ sống thì phải chọn nguồn sạch sẽ trước.
- Nên cho Alaska ăn theo khẩu phần từng bữa với liều lượng hợp lý. Mỗi bữa chỉ cho ăn 30 phút, dù ăn hết hay không đều phải dọn và vệ sinh sạch sẽ. Điều này còn giúp tập cho chúng ăn đúng bữa.
1.3 Vệ sinh cho chó Alaska
Đặc trưng nổi bật nhất của chó Alaska là bộ lông dày. Vậy nên khi nuôi chó Alaska thì nên chăm sóc vẻ ngoài của chúng luôn sạch sẽ và mềm mượt. Tuy nhiên, tính cách của chó Alaska khá tinh nghịch và nhiều năng lượng nên việc giữ vệ sinh khá khó khăn. PetPals Việt Namhướng dẫn nuôi chó Alaska luôn đẹp bằng cách thường xuyên tắm rửa, chải lông cho chó Alaska để loại bỏ lông chết. Cách này vừa giúp chó Alaska và nhà cửa luôn gọn gàng, vừa kích thích chúng mọc lông mới.
Bên cạnh đó thì cũng nên vệ sinh xung quanh khu vực chỗ ở của chó Alaska như rửa chuồng, rửa khay đựng thức ăn và thay nước uống sau mỗi bữa. Chó Alaska có một thói quen là hay vệ sinh răng miệng bằng cách ăn tuyết. Tuy nhiên khi du nhập vào Việt Nam thì không thể nên bạn cần đánh răng cho chúng 2-3 lần 1 tuần. Khi mới bắt đầu chúng sẽ không quen và chống cự nhưng nếu tập thường xuyên thì chúng sẽ ngoan ngoãn hơn.
Khi tắm rửa và vệ sinh cho thú cưng Alaska thì nên chú ý các khu vực như: kẽ chân, lỗ tai, lưỡi, … Những khu vực này thường xuyên có bị bám bụi bẩn và có vi khuẩn tích tụ lâu ngày.
1.4 Cách chăm sóc lông chó Alaska
Mỗi tháng nên tắm cho chó Alaska ít nhất 1 lần và chải lông mỗi ngày. Khi tắm nên sử dụng các loại sản phẩm dành riêng cho chó. Tuyệt đối không nên dùng sữa tắm người để tắm cho Alaska. Sữa tắm cho người thường có độ pH khá cao, sẽ khiến cho Alaska bị xơ và rụng lông. Mỗi khi tắm xong cần chú ý lau khô và sấy lông ngay lập tức, tránh để ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây các bệnh ngoài da.
1.5 Chế độ vận động
Giống chó Alaska là chó kéo xe tuyết nên chúng rất giàu năng lượng và thích vận động. Vậy nuôi chó Alaska có khó không? Chúng thích hợp nuôi ở những nơi rộng rãi và có sân vườn để thoả thích chạy nhảy. Khi Alaska bắt đầu vào giai đoạn trưởng thành thì cần có chế độ vận động phù hợp để phát triển cơ bắp và cải thiện vóc dáng.
Nhà ở Việt Nam thường thiết kế theo dạng sàn trơn nên khi Alaska di chuyển nhanh thường sẽ bị bè chân, ảnh hưởng đến vóc dáng xấu đi. Các bài tập như chạy bền, đi bơi, kéo bánh xe, … mỗi ngày 30 phút sẽ giúp cơ thể của Alaska chuẩn hơn. Chúng đặc biệt thích những bài rèn luyện thể lực, vì vậy nên tránh những trò như: lụm đồ, ném banh, …
Đối với giống chó Alaska Giant, để chăm sóc chúng phát triển tối đa kích cỡ mất nhiều thời gian, chuyên môn và công sức hơn. Trước hết bạn cần nắm rõ các kiến thức và cách nuôi Alaska Giant hiệu quả. Nếu không có thời gian, bạn có thể chọn cách gửi các bé đến trại huấn luyện chuyên nghiệp.
Vì là giống chó giàu năng lượng nên Alaska không thích bị nhốt quá lâu ở một không gian, chúng sẽ thấy tù túng, khó chịu và sủa liên tục. Mỗi ngày hãy dành thời gian cùng các bé đi dạo để chúng thư giãn và vận động nhẹ.
2. Huấn luyện chó Alaska đơn giản
Để có Alaska luôn khỏe mạnh thì bên cạnh cách nuôi hiệu quả, bạn cũng nên huấn luyện để chúng luôn vâng lời và dễ kiểm soát.
Đặc tính của chó Alaska là sống theo bầy đàn, tương tự như tổ tiên chó sói Bắc Cực. Do đó, nếu nuôi Alaska khi còn nhỏ thì chúng cực kỳ trung thành và nghe lời bạn. Điều này giúp cho việc huấn luyện dễ dàng hơn hẳn. Ngược lại, nếu bạn nuôi chó Alaska trưởng thành thì chúng rất bướng bỉnh và khó dạy bảo.
Giống chó Alaska cũng rất điềm tĩnh và nghe lời. Rất hiếm gặp trường hợp chó Alaska tấn công hay gây sự với các loài động vật khác nếu như không bị gây sự và kích động từ đầu. Vì vậy, việc huấn luyện chó Alaska cũng dễ hơn so với các giống chó cảnh lớn khác như Becgie, Husky, …
3. Chú ý tiêm phòng định kỳ
Kinh nghiệm nuôi chó Alaska luôn mạnh khoẻ là nên tiêm phòng bệnh đầy đủ và sớm để phòng tránh được các bệnh nguy hiểm. Chỉ cần đưa Alaska đến các phòng khám, bệnh viện thú y để đăng ký lịch tiêm phòng định kỳ là được. Trên thị trường hiện nay có 2 loại vaccine là vaccine 5 bệnh và vaccine 7 bệnh. Nếu chó Alaska đã đủ 45 ngày tuổi thì có thể tiêm vaccine 5 bệnh. Sau đó 15 ngày thì có thể tiếp tục tiêm vaccine 7 bệnh.
Ngoài ra, cũng nên tẩy giun định kỳ để cải thiện sức đề kháng của chó Alaska, nhất là đối với chó con. Nên tẩy giun Alaska 2-3 tháng 1 lần để hệ tiêu hoá hấp thụ tốt hơn các chất dinh dưỡng hằng ngày.
Hy vọng với những thông tin cung cấp phái trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “nuôi chó Alaska có khó không?”. Có thể thấy các cách nuôi chó Alaska khá đơn giản và có thể thực hiện tại nhà. Đồng thời, bạn cũng nên tìm hiểu trước các thông tin về chó Alaska để giúp cho quá trình nuôi được nhanh chóng và mang lại hiệu quả cao.