Được chăm sóc chó“tí hon nhất thế giới” Chihuahua – luôn là mong muốn của rất nhiều người. Tuy nhiên để cún Chihuahua đẹp và khỏe mạnh, người chủ không chỉ cần để ý đến nguồn gốc, giá cả mà còn phải dành phần lớn sự quan tâm đến cách nuôi như thế nào. Đặc biệt Chihuahua còn là một giống chó bướng bỉnh, cần một chế độ chăm sóc và nuôi dạy cũng khác biệt. Trong bài viết này sẽ chia sẻ những kinh nghiệm trong cách nuôi chó Chihuahua cho người mới bắt đầu.
1 Tìm hiểu về giống chó tí hon Chihuahua
Trước khi đi sâu vào cách nuôi và chăm sóc chó Chihuahua, bạn cần tìm hiểu sơ qua để nắm được những thông tin cơ bản về giống chó này
Nguồn gốc
Ít ai biết được rằng chó tí hon Chihuahua có xuất thân từ đất nước Mexico thuộc châu Mỹ xa xôi và được tìm thấy bởi một nhà Thám hiểm người Trung Quốc. Bằng chứng là tên của chúng – được lấy từ một bang thuộc quốc gia xinh đẹp này – Bang Chihuahua.
Ngoại hình
Vốn được mệnh danh là “giống chó tí hon nhất thế giới”, Chihuahua có chiều cao chỉ khoảng 20cm cùng cân nặng chỉ từ 1 – 3kg.
Dựa vào kích thước của bộ lông mà người ta chia Chihuahua thành 2 loại: lông dài và lông dài. Mỗi loại đều mang vẻ đẹp riêng và chọn nuôi tùy theo sở thích của từng người. Chihuahua còn có cho mình bộ sưu tập lông màu sắc đa dạng: màu bạc, vàng đen, nâu hạt dẻ, xanh thép,…
Tính cách
Có lẽ nhận thức được bản thân vô cùng nhỏ bé mà Chihuahua khá nũng nịu, luôn muốn được quan tâm, âu yếm. Tuy quấn quýt chủ nhân là thế, Chihuahua lại rất thông minh, trung thành, đôi khi còn tỏ ra khá bướng bỉnh và cứng đầu. Vì thế cần phải có dạy Chihuahua từ nhỏ và tránh việc “nuông chiều quá sinh hư” ở giống chó đặc biệt này.
2 Hướng dẫn cách nuôi chó Chihuahua cho người chưa có kinh nghiệm
2.1 Chế độ dinh dưỡng
Chihuahua nhìn chung là một giống chó cảnh khá khó nuôi, đòi hỏi phải có kiến thức, sự tỉ mỉ khi chăm sóc chúng, đặc biệt là trong vấn đề ăn uống. Cơ thể của Chihuahua vốn khó dung nạp và tích trữ được chất béo, dẫn đến vẻ ngoài yếu ớt, gầy gò. Đây cũng là một trong những lý do khiến cho Chihuahua hay ốm vặt và tình trạng sức khỏe không ổn định.
Nếu có thể thực hiện đúng theo những cách nuôi chó Chihuahua chi tiết dưới đây, thì đảm bảo chú cún Chihuahua vẫn có thể phát triển theo hướng khỏe mạnh nhất.
Nên cho Chihuahua ăn gì?
Thực phẩm phải đảm bảo 2 tiêu chí “thành phần dinh dưỡng cao” đồng thời “dễ tiêu hóa” cho Chihuahua. Những thực phẩm chứa nhiều protein như thịt gà, thịt nạc lợn, thịt bò, nội tạng… và ít mỡ, hay các loại rau, củ quả cũng cực kỳ cần thiết trong các bữa ăn. Ngoài ra, trứng vịt lộn cũng là một thực phẩm giàu đạm và nhiều dinh dưỡng tốt cho Chihuahua.
Nên lưu ý tuyệt đối không nên cho Chihuahua ăn các thực phẩm công nghiệp, nhất là socola vì chúng có ảnh hưởng cho hệ tiêu hóa của cún.
Tần suất bữa ăn cho chó Chihuahua
- Chihuahua từ 1-3 tháng tuổi: tần suất cho ăn giai đoạn này khoảng 4 bữa/ngày là hợp lý.
- Chihuahua từ 3-6 tháng tuổi: giảm xuống 3 bữa/ngày. Song cũng nên quan sát và chỉ thay đổi khi cún thật sự sẵn sàng.
- Chihuahua từ 6 tháng tuổi trở lên: là giai đoạn trưởng thành của cún, bạn có thể giảm còn 2 bữa/ngày là đủ. Tuy nhiên cần chú ý về lượng thức ăn mà cún Chihuahua nạp vào trong từng bữa. Tránh để chúng quá đói hoặc quá no.
2.2 Vệ sinh cơ thể
Là giống chó cảnh sở hữu một bộ lông mềm mượt tự nhiên, bạn không cần tốn quá nhiều công sức và thời gian để tắm rửa và chải chuốt lông cho Chihuahua. Tần suất vệ sinh chó Chihuahua thích hợp có thể là 1 lần/tuần hoặc nhiều nhất là 2 lần/tuần nếu là ngày nắng nóng hay cún hoạt động quá nhiều.
Chó Chihuahua có sở thích đặc biệt là liếm mặt chủ, do đó đừng quên vệ sinh răng miệng chúng thường xuyên và kỹ càng.
2.3 Chế độ vận động
Chihuahua vốn là giống chó cảnh ưa hoạt động và chạy nhảy. Cách nuôi chó Chihuahua hiệu quả là nên tạo điều kiện cho chúng được ra ngoài không gian rộng lớn để thoải mái vận động và chỉ nhốt chúng khi đến giờ ngủ hoặc giờ ăn.
Vận động thường xuyên ở chó, đặc biệt là Chihuahua rất tốt. Không chỉ giúp chúng có tinh thần vui vẻ và sảng khoái hơn còn giúp:
- Hệ tiêu hóa của Chihuahua hoạt động tốt và hiệu quả hơn.
- Phát triển hệ xương, làm săn chắc cơ bắp
- Giúp cún Chihuahua không bị dư cân, béo phì.
2.3 Kiểm tra sức khỏe và tiêm phòng
Giống như nhiều giống chó khác, từ 2 tháng tuổi trở đi, Chihuahua đã có thể được đi khám bệnh và tiêm phòng định kỳ để ngừa những căn bệnh nguy hiểm. Nếu mua Chihuahua ở các cửa hàng thú cưng, bạn có thể kiểm tra sổ sức khỏe và tiêm phòng định kỳ cho chúng để nắm rõ tình hình. Đặc biệt những địa chỉ uy tín còn có bảo hành nếu thú cưng mắc phải bệnh nguy hiểm sau khi đem về nuôi.
Tẩy giun là việc làm cần thiết ở chó Chihuahua đặc biệt là những chú chó nhỏ tuổi vì dễ nhiễm giun hơn do sức đề kháng yêu. Bạn có thể tẩy giun cho chó Chihuahua theo định kỳ như sau
- Sau 1 tháng tuổi: tẩy 1 lần/1 tháng
- Từ 4 tháng tuổi trở đi: giảm tần suất xuống tẩy 1 lần/3 tháng.
Giống chó nhỏ này rất năng động và thích chạy nhảy. Cách nuôi chó Chihuahua hiệu quả là hãy cho chúng tiếp xúc nhiều với cộng đồng, làm quen các chú chó khác để hòa nhập hơn.
2.4 Phòng bệnh hạ đường huyết ở chó Chihuahua
Hạ đường huyết là căn bệnh thường gặp ở những chú cún Chihuahua dưới 3 tuổi. Nguyên nhân chính bắt nguồn từ việc không cho ăn đủ bữa (dù chỉ là 1-2 bữa) hoặc lượng thức ăn không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Biểu hiện hạ đường huyết rõ nhất ở chó Chihuahua là trạng thái lờ đờ, mệt mỏi, uể oải, thậm chí là mất ý thức. Trong trường hợp này, cần đưa các bé đến các cơ sở thú ý ngay lập tức để sơ chế và hạn chế các biến chứng xấu.
3 Cách nuôi chó Chihuahua đang mang thai
3.1 Trước khi Chihuahua sinh
Thông thường, chu kỳ mang thai của chó Chihuahua thường kéo dài từ 2 – 2,5 tháng tính từ thời điểm giao phối. Vì thế bạn cần tính trước thời gian chúng có thể sinh con để có thể chuẩn bị một số điều cần thiết như sau:
- Không gian kín đáo và sạch sẽ để cún đẻ
- Khăn mỏng, khăn bông được giặt sạch và phơi nắng
- Nước muối cùng thuốc sát trùng
- Dụng cụ bóp khí làm thông mũi và miệng chó con
- Một số dụng cụ như: Kéo, găng tay, bông gạc,…
3.2 Trong khi chó Chihuahua sinh
Lúc bắt đầu chuyển dạ, các cơn co thúc của chó con trong bụng sẽ khiến Chihuahua mẹ đau, tim tăng lên và thở mạnh hơn. Chúng sẽ cố rặn nhiều lần để Chihuahua con ra đời. Lúc này bạn cần quan sát bọc ối của Chihuahua mẹ, ngay khi thấy chó con đã chui đầu ra bạn cần tiến hành chọc thủng bọc ối.
Khi đã có được chó con trong tay, dùng khăn bông làm sạch cơ thể chúng và lấy bóp khí thông đường mũi, miệng cho chó con. Sau đó lấy kéo đã được sát trùng sạch sẽ và tiến hành cắt rốn. Khoảng cách cắt tốt nhất là khoảng 1cm tính từ bụng Chihuahua con. Sau khi cắt xong, sử dụng nước muối hoặc thuốc sát trùng để làm sạch chỗ cắt.
Lưu ý: Trong quá trình hộ sinh, bạn cần phải kéo hết nhau thai còn sót trong bụng của chó Chihuahua mẹ ra. Không nên cho chúng ăn nhau thai vì không tốt cho hệ tiêu hóa. Sau khi vệ sinh chỗ đẻ cũng như đàn chó con xong, hãy để chó con bú ti mẹ càng nhanh càng tốt bởi đây là thời điểm cần thiết để chúng bổ sung nguồn sữa dinh dưỡng từ mẹ.
3.3 Sau khi Chihuahua mới sinh xong
Vốn đã nhỏ bé và yếu đuối, sau khi sinh xong Chihuahua mẹ thường mất sức và còn trong tình trạng yếu ớt hơn. Nhiều con vì quá kiệt sức mà dẫn đến ngừng thở. Vì thế giai đoạn sau sinh vô cùng quan trọng cần có cách nuôi chó Chihuahua đúng. lúc này bạn có thể cho chúng ăn nhẹ hoặc uống nước muối loãng để lấy lại sức và cân bằng thể trạng.
Ngoài ra, hãy chuẩn bị một thực đơn chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như canxi, protein,.. để giúp Chihuahua có sữa nhiều và hồi phục nhanh hơn. Một số món ăn bạn có thể tham khảo để chế biến cho cún mẹ như cháo thịt, sữa bầu cho chó, trứng vịt lộn, cháo chân giò,…
Nếu bạn đã, đang hoặc muốn sở hữu một chú chó Chihuahua trong tương lai thì hãy lưu lại những thông tin bổ ích về cách nuôi chó Chihuahua được tổng hợp trên đây ngay. Tin rằng cùng với sự kiên nhẫn và tình yêu thương thú cưng, bạn sẽ có thể chăm sóc thật tốt cho Chihuahua và đồng hành cùng chúng lâu hơn.
Được chăm sóc chó“tí hon nhất thế giới” Chihuahua – luôn là mong muốn của rất nhiều người. Tuy nhiên để cún Chihuahua đẹp và khỏe mạnh, người chủ không chỉ cần để ý đến nguồn gốc, giá cả mà còn phải dành phần lớn sự quan tâm đến cách nuôi như thế nào. Đặc biệt Chihuahua còn là một giống chó bướng bỉnh, cần một chế độ chăm sóc và nuôi dạy cũng khác biệt. Trong bài viết này sẽ chia sẻ những kinh nghiệm trong cách nuôi chó Chihuahua cho người mới bắt đầu.
1 Tìm hiểu về giống chó tí hon Chihuahua
Trước khi đi sâu vào cách nuôi và chăm sóc chó Chihuahua, bạn cần tìm hiểu sơ qua để nắm được những thông tin cơ bản về giống chó này
Nguồn gốc
Ít ai biết được rằng chó tí hon Chihuahua có xuất thân từ đất nước Mexico thuộc châu Mỹ xa xôi và được tìm thấy bởi một nhà Thám hiểm người Trung Quốc. Bằng chứng là tên của chúng – được lấy từ một bang thuộc quốc gia xinh đẹp này – Bang Chihuahua.
Ngoại hình
Vốn được mệnh danh là “giống chó tí hon nhất thế giới”, Chihuahua có chiều cao chỉ khoảng 20cm cùng cân nặng chỉ từ 1 – 3kg.
Dựa vào kích thước của bộ lông mà người ta chia Chihuahua thành 2 loại: lông dài và lông dài. Mỗi loại đều mang vẻ đẹp riêng và chọn nuôi tùy theo sở thích của từng người. Chihuahua còn có cho mình bộ sưu tập lông màu sắc đa dạng: màu bạc, vàng đen, nâu hạt dẻ, xanh thép,…
Tính cách
Có lẽ nhận thức được bản thân vô cùng nhỏ bé mà Chihuahua khá nũng nịu, luôn muốn được quan tâm, âu yếm. Tuy quấn quýt chủ nhân là thế, Chihuahua lại rất thông minh, trung thành, đôi khi còn tỏ ra khá bướng bỉnh và cứng đầu. Vì thế cần phải có dạy Chihuahua từ nhỏ và tránh việc “nuông chiều quá sinh hư” ở giống chó đặc biệt này.
2 Hướng dẫn cách nuôi chó Chihuahua cho người chưa có kinh nghiệm
2.1 Chế độ dinh dưỡng
Chihuahua nhìn chung là một giống chó cảnh khá khó nuôi, đòi hỏi phải có kiến thức, sự tỉ mỉ khi chăm sóc chúng, đặc biệt là trong vấn đề ăn uống. Cơ thể của Chihuahua vốn khó dung nạp và tích trữ được chất béo, dẫn đến vẻ ngoài yếu ớt, gầy gò. Đây cũng là một trong những lý do khiến cho Chihuahua hay ốm vặt và tình trạng sức khỏe không ổn định.
Nếu có thể thực hiện đúng theo những cách nuôi chó Chihuahua chi tiết dưới đây, thì đảm bảo chú cún Chihuahua vẫn có thể phát triển theo hướng khỏe mạnh nhất.
Nên cho Chihuahua ăn gì?
Thực phẩm phải đảm bảo 2 tiêu chí “thành phần dinh dưỡng cao” đồng thời “dễ tiêu hóa” cho Chihuahua. Những thực phẩm chứa nhiều protein như thịt gà, thịt nạc lợn, thịt bò, nội tạng… và ít mỡ, hay các loại rau, củ quả cũng cực kỳ cần thiết trong các bữa ăn. Ngoài ra, trứng vịt lộn cũng là một thực phẩm giàu đạm và nhiều dinh dưỡng tốt cho Chihuahua.
Nên lưu ý tuyệt đối không nên cho Chihuahua ăn các thực phẩm công nghiệp, nhất là socola vì chúng có ảnh hưởng cho hệ tiêu hóa của cún.
Tần suất bữa ăn cho chó Chihuahua
- Chihuahua từ 1-3 tháng tuổi: tần suất cho ăn giai đoạn này khoảng 4 bữa/ngày là hợp lý.
- Chihuahua từ 3-6 tháng tuổi: giảm xuống 3 bữa/ngày. Song cũng nên quan sát và chỉ thay đổi khi cún thật sự sẵn sàng.
- Chihuahua từ 6 tháng tuổi trở lên: là giai đoạn trưởng thành của cún, bạn có thể giảm còn 2 bữa/ngày là đủ. Tuy nhiên cần chú ý về lượng thức ăn mà cún Chihuahua nạp vào trong từng bữa. Tránh để chúng quá đói hoặc quá no.
2.2 Vệ sinh cơ thể
Là giống chó cảnh sở hữu một bộ lông mềm mượt tự nhiên, bạn không cần tốn quá nhiều công sức và thời gian để tắm rửa và chải chuốt lông cho Chihuahua. Tần suất vệ sinh chó Chihuahua thích hợp có thể là 1 lần/tuần hoặc nhiều nhất là 2 lần/tuần nếu là ngày nắng nóng hay cún hoạt động quá nhiều.
Chó Chihuahua có sở thích đặc biệt là liếm mặt chủ, do đó đừng quên vệ sinh răng miệng chúng thường xuyên và kỹ càng.
2.3 Chế độ vận động
Chihuahua vốn là giống chó cảnh ưa hoạt động và chạy nhảy. Cách nuôi chó Chihuahua hiệu quả là nên tạo điều kiện cho chúng được ra ngoài không gian rộng lớn để thoải mái vận động và chỉ nhốt chúng khi đến giờ ngủ hoặc giờ ăn.
Vận động thường xuyên ở chó, đặc biệt là Chihuahua rất tốt. Không chỉ giúp chúng có tinh thần vui vẻ và sảng khoái hơn còn giúp:
- Hệ tiêu hóa của Chihuahua hoạt động tốt và hiệu quả hơn.
- Phát triển hệ xương, làm săn chắc cơ bắp
- Giúp cún Chihuahua không bị dư cân, béo phì.
2.3 Kiểm tra sức khỏe và tiêm phòng
Giống như nhiều giống chó khác, từ 2 tháng tuổi trở đi, Chihuahua đã có thể được đi khám bệnh và tiêm phòng định kỳ để ngừa những căn bệnh nguy hiểm. Nếu mua Chihuahua ở các cửa hàng thú cưng, bạn có thể kiểm tra sổ sức khỏe và tiêm phòng định kỳ cho chúng để nắm rõ tình hình. Đặc biệt những địa chỉ uy tín còn có bảo hành nếu thú cưng mắc phải bệnh nguy hiểm sau khi đem về nuôi.
Tẩy giun là việc làm cần thiết ở chó Chihuahua đặc biệt là những chú chó nhỏ tuổi vì dễ nhiễm giun hơn do sức đề kháng yêu. Bạn có thể tẩy giun cho chó Chihuahua theo định kỳ như sau
- Sau 1 tháng tuổi: tẩy 1 lần/1 tháng
- Từ 4 tháng tuổi trở đi: giảm tần suất xuống tẩy 1 lần/3 tháng.
Giống chó nhỏ này rất năng động và thích chạy nhảy. Cách nuôi chó Chihuahua hiệu quả là hãy cho chúng tiếp xúc nhiều với cộng đồng, làm quen các chú chó khác để hòa nhập hơn.
2.4 Phòng bệnh hạ đường huyết ở chó Chihuahua
Hạ đường huyết là căn bệnh thường gặp ở những chú cún Chihuahua dưới 3 tuổi. Nguyên nhân chính bắt nguồn từ việc không cho ăn đủ bữa (dù chỉ là 1-2 bữa) hoặc lượng thức ăn không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Biểu hiện hạ đường huyết rõ nhất ở chó Chihuahua là trạng thái lờ đờ, mệt mỏi, uể oải, thậm chí là mất ý thức. Trong trường hợp này, cần đưa các bé đến các cơ sở thú ý ngay lập tức để sơ chế và hạn chế các biến chứng xấu.
3 Cách nuôi chó Chihuahua đang mang thai
3.1 Trước khi Chihuahua sinh
Thông thường, chu kỳ mang thai của chó Chihuahua thường kéo dài từ 2 – 2,5 tháng tính từ thời điểm giao phối. Vì thế bạn cần tính trước thời gian chúng có thể sinh con để có thể chuẩn bị một số điều cần thiết như sau:
- Không gian kín đáo và sạch sẽ để cún đẻ
- Khăn mỏng, khăn bông được giặt sạch và phơi nắng
- Nước muối cùng thuốc sát trùng
- Dụng cụ bóp khí làm thông mũi và miệng chó con
- Một số dụng cụ như: Kéo, găng tay, bông gạc,…
3.2 Trong khi chó Chihuahua sinh
Lúc bắt đầu chuyển dạ, các cơn co thúc của chó con trong bụng sẽ khiến Chihuahua mẹ đau, tim tăng lên và thở mạnh hơn. Chúng sẽ cố rặn nhiều lần để Chihuahua con ra đời. Lúc này bạn cần quan sát bọc ối của Chihuahua mẹ, ngay khi thấy chó con đã chui đầu ra bạn cần tiến hành chọc thủng bọc ối.
Khi đã có được chó con trong tay, dùng khăn bông làm sạch cơ thể chúng và lấy bóp khí thông đường mũi, miệng cho chó con. Sau đó lấy kéo đã được sát trùng sạch sẽ và tiến hành cắt rốn. Khoảng cách cắt tốt nhất là khoảng 1cm tính từ bụng Chihuahua con. Sau khi cắt xong, sử dụng nước muối hoặc thuốc sát trùng để làm sạch chỗ cắt.
Lưu ý: Trong quá trình hộ sinh, bạn cần phải kéo hết nhau thai còn sót trong bụng của chó Chihuahua mẹ ra. Không nên cho chúng ăn nhau thai vì không tốt cho hệ tiêu hóa. Sau khi vệ sinh chỗ đẻ cũng như đàn chó con xong, hãy để chó con bú ti mẹ càng nhanh càng tốt bởi đây là thời điểm cần thiết để chúng bổ sung nguồn sữa dinh dưỡng từ mẹ.
3.3 Sau khi Chihuahua mới sinh xong
Vốn đã nhỏ bé và yếu đuối, sau khi sinh xong Chihuahua mẹ thường mất sức và còn trong tình trạng yếu ớt hơn. Nhiều con vì quá kiệt sức mà dẫn đến ngừng thở. Vì thế giai đoạn sau sinh vô cùng quan trọng cần có cách nuôi chó Chihuahua đúng. lúc này bạn có thể cho chúng ăn nhẹ hoặc uống nước muối loãng để lấy lại sức và cân bằng thể trạng.
Ngoài ra, hãy chuẩn bị một thực đơn chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như canxi, protein,.. để giúp Chihuahua có sữa nhiều và hồi phục nhanh hơn. Một số món ăn bạn có thể tham khảo để chế biến cho cún mẹ như cháo thịt, sữa bầu cho chó, trứng vịt lộn, cháo chân giò,…
Nếu bạn đã, đang hoặc muốn sở hữu một chú chó Chihuahua trong tương lai thì hãy lưu lại những thông tin bổ ích về cách nuôi chó Chihuahua được tổng hợp trên đây ngay. Tin rằng cùng với sự kiên nhẫn và tình yêu thương thú cưng, bạn sẽ có thể chăm sóc thật tốt cho Chihuahua và đồng hành cùng chúng lâu hơn.