Chó Pug hay còn được gọi là chó mặt xệ do có cấu tạo khuôn mặt vô cùng ngộ nghĩnh. Cùng với thân hình tròn và đôi chân ngắn, chó Pug đã “đốn tim” đông đảo người yêu chó. Chó Pug có đặc điểm rất phù hợp với thời tiết Việt Nam nên dễ chăm sóc. Tuy nhiên, để chó Pug luôn khỏe mạnh, cần lưu ý rất nhiều yếu tố. Nếu bạn là người chưa có kinh nghiệm hoặc muốn biết thêm về chó Pug, hãy tham khảo bài viết chia sẻ cách nuôi chó Pug tỉ mỉ và hiệu quả nhất dưới đây.
1. Cách nuôi cún Pug con
Thông thường, nếu muốn mua thú cảnh về nuôi người ta thường chọn những con còn nhỏ để dễ huấn luyện và cho chúng trung thành hơn. Nếu bạn chọn nuôi chó Pug, khuyên bạn nên mua chó ở độ tuổi từ 2 tháng trở lên. Độ tuổi này, chó Pug con đã dứt sữa mẹ và có sức khoẻ hơn. Trong quá trình nuôi rủi ro cũng được giảm thiểu và đơn giản hơn nhiều.
1.1 Cún Pug từ 2-6 tuổi ăn gì?
+ Chó Pug con từ 2-3 tháng tuổi
Chó Pug ở giai đoạn này chỉ mới ngưng bú mẹ và bắt đầu tập ăn, vậy nên cách nuôi chó Pug là chỉ nên cho ăn thức ăn loãng hoặc xay nhuyễn. Các thực phẩm phải đầy đủ chất như tinh bột từ cơm cháo; protein từ thịt và vitamin từ rau củ quả. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho cún uống thêm sữa ấm để tăng canxi.
Lưu ý, vì Pug con còn nhỏ nên tuyệt đối không cho ăn đồ sống, hải sải hay xương. Mỗi ngày nên cho chó Pug ăn từ 4-5 bữa.
+ Chó Pug con từ 3-6 tháng tuổi
Chó Pug giai đoạn này là phát triển nhanh nhất. Tuy nhiên, hệ tiêu hoá của chó Pug vẫn còn yếu nên chưa thể ăn được xương và lượng thức ăn nhiều. Các thực phẩm tốt cho chó Pug độ tuổi này là cơm nhão, thịt băm, rau củ xay nhuyễn, … Ngoài ra nên bổ sung thêm tôm, cá, cua để đủ dưỡng chất.
Mỗi ngày nên cho các chú chó mặt xệ ăn từ 2-3 bữa và 300-400ml sữa ấm. Nếu muốn lông mượt và đẹp hơn, có thể cho ăn 2-3 quả trứng vịt lộn luộc mỗi tuần. Giai đoạn này, vẫn phải chế biến thực phẩm chín cho Pug ăn, tuyệt đối không ăn đồ sống và xương.
1.2 Huấn luyện chó Pug con đơn giản
Theo kinh nghiệm nuôi chó Pug việc huấn luyện chúng khi còn nhỏ đem lại rất nhiều lợi ích cho quá trình chăm sóc sau này. Chó Pug giai đoạn này có thể luyện tập các mệnh lệnh cơ bản như: đứng lên, ngồi xuống, đi vệ sinh đúng nơi, … Điều này khiến chó Pug có phản xạ có điều kiện từ bé, sau này bạn chỉ cần hô là chúng biết phải làm gì.
Đặc biệt trong quá trình huấn luyện, bạn nên vừa nghiêm khắc và vừa dịu dàng. Mỗi khi Pug làm đúng hãy thưởng, nếu làm sai hãy phạt và kiên nhẫn dạy lại.
2. Cách nuôi chó Pug tuổi trưởng thành
Độ tuổi trưởng thành của chó Pug là từ 6 tháng trở lên. Giai đoạn này, cách nuôi chó Pug cũng có sự khác biệt và nhiều điều cần lưu ý hơn.
1.1 Chế độ ăn
Dù ở độ tuổi nào, chó Pug cũng cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ nhóm chất. Chế độ ăn cụ thể cho chó Pug trưởng thành:
- 20 – 25% chất Protein: từ các loại thịt bò, thịt heo, cá, nội tạng động vật, …
- 10 – 15% chất béo: trong thịt đã có đủ lượng chất béo nên không cần thiết phải bổ sung.
- 10 – 15% tinh bột: cơm, khoai tây, khoai lang, cháo, ..
- Còn lại là nhóm chất xơ, vitamin và khoáng chất được bổ sung từ rau củ quả và hải sản như tôm, cá, cua, …
Trong giai đoạn trưởng thành, chó Pug rất dễ mắc bệnh béo phì. Cộng thêm tính cách của Pug rất ham ăn, chúng ăn bất kỳ thứ gì bạn cho nên cần đặc biệt lưu ý về lượng thức ăn hằng ngày của Pug. Nuôi chó Pug trưởng thành chỉ nên cho ăn mỗi ngày 2 bữa. Theo nhiều nghiên cứu, chó Pug trưởng thành cần nạp lượng thức ăn bằng 3-4% trọng lượng cơ thể. Cụ thể nếu chó Pug của bạn nặng 8kg thì nên cho ăn lượng 200g mỗi bữa.
1.2 Cách huấn luyện chó Pug trưởng thành
Các chuyên gia lâu năm hướng dẫn cách nuôi chó mặt xệ hiệu quả là nên huấn luyện ngay từ khi còn nhỏ.
Nếu các bé đã biết thực hiện các mệnh lệnh đơn giản thì khi trưởng thành chỉ cần luyện thêm để nâng cao sức khoẻ là được.
Tính cách của Pug rất lười biếng, ù lì một chỗ và chỉ biết ăn, ngủ. Nếu không chịu vận động thường xuyên sẽ dễ bị béo phì, mỡ thừa. Vì vậy, mỗi ngày bạn hãy dành 15 – 20 phút cùng chúng đi dạo và hoạt động. Các trò chơi đơn giản như: ném bóng, đuổi bắt, ném gậy, … rất phù hợp với chó Pug. Việc tập luyện giúp sức khoẻ cơ thể chó Pug cải thiện rất nhiều.
Chó Pug sở hữu kích cỡ ngoại hình trung bình nên cần tránh tập các bài nặng như kéo lốp xe, chạy bền, … Giống chó Pug luôn gặp khó khăn trong vấn đề hô hấp nên rất nhanh mệt. Nếu ép chúng quá mức sẽ gây nôn mửa và khó thở.
3. Cách nuôi chó Pug đang mang thai
3.1 Yếu tố nhận biết chó Pug mang thai
Kinh nghiệm khi nuôi chó Pug của PetPals Việt Nam là ở những tuần thai đầu, chó Pug thường không có biểu hiện gì để nhận biết. Đến tuần thai thứ 9, chó mẹ mới xuất hiện những điểm khác thường. Biểu hiện của chó Pug đang mang thai là bầu vú nở to, dịch màu trắng và nhầy tiết ra; kích cỡ cơ thể tăng lên, đặc biệt ở hông và bụng.
Những biểu hiện này là khách quan, chưa đảm bảo chính xác 100%. Để xác định rõ, sau khi phối giống được 1, 2 tuần bạn hãy cho chó Pug cái đi khám thú y để được bác sĩ kiểm tra kỹ hơn.
3.2 Cách chăm sóc chó Pug mang thai
Chó Pug khi mang thai cần có sự quan tâm và chăm sóc kỹ lưỡng của chủ nhân. Điểm quan trọng nhất khi nuôi chó Pug mang thai là chế độ dinh dưỡng hằng ngày nạp vào cơ thể chúng. Các thức ăn cho chó mẹ cũng là cho chó con nên cần tính toán và lựa chọn đặc biệt. Khi chó cưng làm mẹ, hãy cho các bé ăn 150 – 200g thịt bò hoặc gà, heo nạc cùng với 1 trứng gà và sữa tươi.
Giai đoạn đầu của thai kỳ phải bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho chó Pug. Mỗi ngày nên cho ăn 3 bữa, mỗi bữa cách nhau 3 – 4 tiếng. Sau đó, hãy tăng dần lên 4 bữa/ngày. Tuyệt đối không cho chó Pug mẹ ăn đồ sống, tái. Bên cạnh đó, để quá trình mang thai của chó Pug được thuận lợi, nên định kỳ tiêm phòng và khám thai tại cơ sở uy tín cho các bé.
3.3 Cách nuôi chó Pug mới ra đời
Tuỳ thuộc vào số lượng con chó Pug đang mang mà thời gian có thể trung bình từ 65 đến 70 ngày. Để đảm bảo, bạn hãy ghi chép cẩn thận lại các mốc thời gian kể từ ngày Pug phối giống đến khi có biểu hiện và ngày dự sinh. Dấu hiệu nhận biết chó Pug sắp sinh là rên rỉ, thở nhanh, đi tìm/ xây ổ đẻ, bỏ bữa ăn 1 ngày, …
Khi chó Pug mẹ có những biểu hiện này, bạn nên sắp xếp và làm sạch khu vực đẻ sao cho ấm áp và kín đáo. Nếu bạn không có kinh nghiệm, khi chó mẹ chuẩn bị sinh, hãy liên hệ với bác sĩ thú y sẵn sàng hỗ trợ nếu bị khó sinh. Nếu thời gian chuyển dạ đã kéo dài đến 1 – 1,5 tiếng thì bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện mổ lấy chó con để đảm bảo an toàn.
Cách nuôi chó Pug mới ra đời trước tiên là vệ sinh sạch máu cho chúng và cho chúng bú sữa mẹ để tạo sức đề kháng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cho uống sữa ấm trước. Chó Pug con nên bú sữa mẹ trong cả tháng đầu đời. Sau đó, có thể cho ăn cháo thịt băm và sữa ấm. Thông thường, sau 2 tháng thì đã có thể tách mẹ và theo chủ mới.
>Mời bạn xem thêm video cách chăm sóc chó pug từ chuyên gia gợi ý:
Đến đây chắc hẳn bạn đã biết cách nuôi chó Pug như thế nào là tốt và hiệu quả nhất rồi đúng không? Có thể thấy việc chăm sóc chó Pug cũng khá dễ dàng nếu như bạn đã có đủ kiến thức như trên. Đừng lo nếu bạn chưa có kinh nghiệm, chúng tôiluôn sẵn sàng hỗ trợ mỗi khi bạn cần.
Chó Pug hay còn được gọi là chó mặt xệ do có cấu tạo khuôn mặt vô cùng ngộ nghĩnh. Cùng với thân hình tròn và đôi chân ngắn, chó Pug đã “đốn tim” đông đảo người yêu chó. Chó Pug có đặc điểm rất phù hợp với thời tiết Việt Nam nên dễ chăm sóc. Tuy nhiên, để chó Pug luôn khỏe mạnh, cần lưu ý rất nhiều yếu tố. Nếu bạn là người chưa có kinh nghiệm hoặc muốn biết thêm về chó Pug, hãy tham khảo bài viết chia sẻ cách nuôi chó Pug tỉ mỉ và hiệu quả nhất dưới đây.
1. Cách nuôi cún Pug con
Thông thường, nếu muốn mua thú cảnh về nuôi người ta thường chọn những con còn nhỏ để dễ huấn luyện và cho chúng trung thành hơn. Nếu bạn chọn nuôi chó Pug, khuyên bạn nên mua chó ở độ tuổi từ 2 tháng trở lên. Độ tuổi này, chó Pug con đã dứt sữa mẹ và có sức khoẻ hơn. Trong quá trình nuôi rủi ro cũng được giảm thiểu và đơn giản hơn nhiều.
1.1 Cún Pug từ 2-6 tuổi ăn gì?
+ Chó Pug con từ 2-3 tháng tuổi
Chó Pug ở giai đoạn này chỉ mới ngưng bú mẹ và bắt đầu tập ăn, vậy nên cách nuôi chó Pug là chỉ nên cho ăn thức ăn loãng hoặc xay nhuyễn. Các thực phẩm phải đầy đủ chất như tinh bột từ cơm cháo; protein từ thịt và vitamin từ rau củ quả. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho cún uống thêm sữa ấm để tăng canxi.
Lưu ý, vì Pug con còn nhỏ nên tuyệt đối không cho ăn đồ sống, hải sải hay xương. Mỗi ngày nên cho chó Pug ăn từ 4-5 bữa.
+ Chó Pug con từ 3-6 tháng tuổi
Chó Pug giai đoạn này là phát triển nhanh nhất. Tuy nhiên, hệ tiêu hoá của chó Pug vẫn còn yếu nên chưa thể ăn được xương và lượng thức ăn nhiều. Các thực phẩm tốt cho chó Pug độ tuổi này là cơm nhão, thịt băm, rau củ xay nhuyễn, … Ngoài ra nên bổ sung thêm tôm, cá, cua để đủ dưỡng chất.
Mỗi ngày nên cho các chú chó mặt xệ ăn từ 2-3 bữa và 300-400ml sữa ấm. Nếu muốn lông mượt và đẹp hơn, có thể cho ăn 2-3 quả trứng vịt lộn luộc mỗi tuần. Giai đoạn này, vẫn phải chế biến thực phẩm chín cho Pug ăn, tuyệt đối không ăn đồ sống và xương.
1.2 Huấn luyện chó Pug con đơn giản
Theo kinh nghiệm nuôi chó Pug việc huấn luyện chúng khi còn nhỏ đem lại rất nhiều lợi ích cho quá trình chăm sóc sau này. Chó Pug giai đoạn này có thể luyện tập các mệnh lệnh cơ bản như: đứng lên, ngồi xuống, đi vệ sinh đúng nơi, … Điều này khiến chó Pug có phản xạ có điều kiện từ bé, sau này bạn chỉ cần hô là chúng biết phải làm gì.
Đặc biệt trong quá trình huấn luyện, bạn nên vừa nghiêm khắc và vừa dịu dàng. Mỗi khi Pug làm đúng hãy thưởng, nếu làm sai hãy phạt và kiên nhẫn dạy lại.
2. Cách nuôi chó Pug tuổi trưởng thành
Độ tuổi trưởng thành của chó Pug là từ 6 tháng trở lên. Giai đoạn này, cách nuôi chó Pug cũng có sự khác biệt và nhiều điều cần lưu ý hơn.
1.1 Chế độ ăn
Dù ở độ tuổi nào, chó Pug cũng cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ nhóm chất. Chế độ ăn cụ thể cho chó Pug trưởng thành:
- 20 – 25% chất Protein: từ các loại thịt bò, thịt heo, cá, nội tạng động vật, …
- 10 – 15% chất béo: trong thịt đã có đủ lượng chất béo nên không cần thiết phải bổ sung.
- 10 – 15% tinh bột: cơm, khoai tây, khoai lang, cháo, ..
- Còn lại là nhóm chất xơ, vitamin và khoáng chất được bổ sung từ rau củ quả và hải sản như tôm, cá, cua, …
Trong giai đoạn trưởng thành, chó Pug rất dễ mắc bệnh béo phì. Cộng thêm tính cách của Pug rất ham ăn, chúng ăn bất kỳ thứ gì bạn cho nên cần đặc biệt lưu ý về lượng thức ăn hằng ngày của Pug. Nuôi chó Pug trưởng thành chỉ nên cho ăn mỗi ngày 2 bữa. Theo nhiều nghiên cứu, chó Pug trưởng thành cần nạp lượng thức ăn bằng 3-4% trọng lượng cơ thể. Cụ thể nếu chó Pug của bạn nặng 8kg thì nên cho ăn lượng 200g mỗi bữa.
1.2 Cách huấn luyện chó Pug trưởng thành
Các chuyên gia lâu năm hướng dẫn cách nuôi chó mặt xệ hiệu quả là nên huấn luyện ngay từ khi còn nhỏ.
Nếu các bé đã biết thực hiện các mệnh lệnh đơn giản thì khi trưởng thành chỉ cần luyện thêm để nâng cao sức khoẻ là được.
Tính cách của Pug rất lười biếng, ù lì một chỗ và chỉ biết ăn, ngủ. Nếu không chịu vận động thường xuyên sẽ dễ bị béo phì, mỡ thừa. Vì vậy, mỗi ngày bạn hãy dành 15 – 20 phút cùng chúng đi dạo và hoạt động. Các trò chơi đơn giản như: ném bóng, đuổi bắt, ném gậy, … rất phù hợp với chó Pug. Việc tập luyện giúp sức khoẻ cơ thể chó Pug cải thiện rất nhiều.
Chó Pug sở hữu kích cỡ ngoại hình trung bình nên cần tránh tập các bài nặng như kéo lốp xe, chạy bền, … Giống chó Pug luôn gặp khó khăn trong vấn đề hô hấp nên rất nhanh mệt. Nếu ép chúng quá mức sẽ gây nôn mửa và khó thở.
3. Cách nuôi chó Pug đang mang thai
3.1 Yếu tố nhận biết chó Pug mang thai
Kinh nghiệm khi nuôi chó Pug của PetPals Việt Nam là ở những tuần thai đầu, chó Pug thường không có biểu hiện gì để nhận biết. Đến tuần thai thứ 9, chó mẹ mới xuất hiện những điểm khác thường. Biểu hiện của chó Pug đang mang thai là bầu vú nở to, dịch màu trắng và nhầy tiết ra; kích cỡ cơ thể tăng lên, đặc biệt ở hông và bụng.
Những biểu hiện này là khách quan, chưa đảm bảo chính xác 100%. Để xác định rõ, sau khi phối giống được 1, 2 tuần bạn hãy cho chó Pug cái đi khám thú y để được bác sĩ kiểm tra kỹ hơn.
3.2 Cách chăm sóc chó Pug mang thai
Chó Pug khi mang thai cần có sự quan tâm và chăm sóc kỹ lưỡng của chủ nhân. Điểm quan trọng nhất khi nuôi chó Pug mang thai là chế độ dinh dưỡng hằng ngày nạp vào cơ thể chúng. Các thức ăn cho chó mẹ cũng là cho chó con nên cần tính toán và lựa chọn đặc biệt. Khi chó cưng làm mẹ, hãy cho các bé ăn 150 – 200g thịt bò hoặc gà, heo nạc cùng với 1 trứng gà và sữa tươi.
Giai đoạn đầu của thai kỳ phải bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho chó Pug. Mỗi ngày nên cho ăn 3 bữa, mỗi bữa cách nhau 3 – 4 tiếng. Sau đó, hãy tăng dần lên 4 bữa/ngày. Tuyệt đối không cho chó Pug mẹ ăn đồ sống, tái. Bên cạnh đó, để quá trình mang thai của chó Pug được thuận lợi, nên định kỳ tiêm phòng và khám thai tại cơ sở uy tín cho các bé.
3.3 Cách nuôi chó Pug mới ra đời
Tuỳ thuộc vào số lượng con chó Pug đang mang mà thời gian có thể trung bình từ 65 đến 70 ngày. Để đảm bảo, bạn hãy ghi chép cẩn thận lại các mốc thời gian kể từ ngày Pug phối giống đến khi có biểu hiện và ngày dự sinh. Dấu hiệu nhận biết chó Pug sắp sinh là rên rỉ, thở nhanh, đi tìm/ xây ổ đẻ, bỏ bữa ăn 1 ngày, …
Khi chó Pug mẹ có những biểu hiện này, bạn nên sắp xếp và làm sạch khu vực đẻ sao cho ấm áp và kín đáo. Nếu bạn không có kinh nghiệm, khi chó mẹ chuẩn bị sinh, hãy liên hệ với bác sĩ thú y sẵn sàng hỗ trợ nếu bị khó sinh. Nếu thời gian chuyển dạ đã kéo dài đến 1 – 1,5 tiếng thì bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện mổ lấy chó con để đảm bảo an toàn.
Cách nuôi chó Pug mới ra đời trước tiên là vệ sinh sạch máu cho chúng và cho chúng bú sữa mẹ để tạo sức đề kháng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cho uống sữa ấm trước. Chó Pug con nên bú sữa mẹ trong cả tháng đầu đời. Sau đó, có thể cho ăn cháo thịt băm và sữa ấm. Thông thường, sau 2 tháng thì đã có thể tách mẹ và theo chủ mới.
>Mời bạn xem thêm video cách chăm sóc chó pug từ chuyên gia gợi ý:
Đến đây chắc hẳn bạn đã biết cách nuôi chó Pug như thế nào là tốt và hiệu quả nhất rồi đúng không? Có thể thấy việc chăm sóc chó Pug cũng khá dễ dàng nếu như bạn đã có đủ kiến thức như trên. Đừng lo nếu bạn chưa có kinh nghiệm, chúng tôiluôn sẵn sàng hỗ trợ mỗi khi bạn cần.