Trong top những giống chó cảnh được săn đón nhất tại Việt Nam, Husky luôn có mặt. Tuy nhiên, việc nuôi Husky không hề dễ do đặc trưng ngoại hình khác biệt với môi trường khí hậu nước ta. Vậy bạn đã biết cách nuôi chó Husky đúng chuẩn và tốt nhất chưa. Bài viết sẽ chia sẻ những cách nuôi đơn giản nhất qua bài viết sau đây cho bạn tham khảo.
1. Chế độ ăn uống cho chó Husky
Giống chó Husky trước đây được dùng để kéo xe nên chúng có sức khoẻ và năng lượng cực nhiều. Vậy nên, chế độ ăn uống đặc biệt quan trọng trong cách nuôi chó Husky. Chế độ ăn tốt nhất dành cho các độ tuổi Husky như sau:
1.1 Chế độ ăn cho chó Husky từ 1-2 tháng
Cho chó Husky ăn ở độ tuổi này tốn khá nhiều thời gian. Ở độ tuổi 1, 2 tháng, chó Husky con có bộ răng và hệ tiêu hoá yếu. Do đó, nên cho Husky ăn thực phẩm mềm như cháo loãng hoặc nước súp từ xương. Còn nếu bạn muốn cho ăn hạt khô thì nên ngâm mềm với sữa hoặc nước 5 phút trước khi cho ăn.
Mỗi ngày nên cho chó Husky ăn từ 4-5 bữa, cùng lượng thức ăn vừa đủ. Không nên cho các bé ăn quá nhiều cũng như ăn quá ít.
1.2 Chế độ ăn cho chó Husky từ 3-6 tháng
Đây là giai đoạn phát triển nhanh về thể chất, đặc biệt là cơ bắp của chó Husky. Hàm răng của chó Husky ở độ tuổi này cũng đã phát triển hơn nên có thể ăn được nhiều loại hơn. Thịt bò, cá, lợn,… là những thực phẩm rất tốt cho Husky. Ngoài ra, nên bổ sung các loại rau củ quả để cho Husky có vitamin và khoáng chất.
Theo kinh nghiệm nuôi chó Husky của PetPals Việt Nam, bạn không nên cho Husky ăn xương quá to ở giai đoạn này. Để tránh bị hóc xương, bạn nên xay nhỏ trước. Mỗi ngày cho chúng ăn từ 3 – 4 bữa và phải đảm bảo đủ chất.
1.3 Chế độ ăn cho chó Husky hơn 6 tháng
Cách chăm sóc chó Husky ở độ tuổi này có phần dễ dàng hơn. Husky đã trưởng thành và đang ở trạng thái ổn định nhất. Vậy nên, lượng thức ăn hằng ngày cũng phải tăng lên. Đặc biệt là nhóm chất canxi rất quan trọng cho sự chắc khỏe của xương. Những loại thực phẩm tốt là thịt, hải sản, xương, nội tạng động vật,… Bên cạnh đó, các loại rau như củ dền, rau bina, rau cải, bí đỏ, … cũng là nguồn giàu chất xơ.
Để Husky có một có cơ hàm chắc khỏe bạn có thể cho chúng ăn xương và đồ ăn cứng. Nếu bạn muốn lông Husky được đẹp và mềm mượt, hãy cho ăn 2-3 quả trứng vịt lộn đã luộc sơ mỗi tuần. Mỗi ngày Husky nên cho Husky ăn từ 2-3 bữa là tốt nhất ở độ tuổi này.
1.4 Lưu ý khi cho chó Husky ăn
- Thường xuyên kiểm tra và đong nước đầy vào bát cho Husky. Mỗi ngày nên thay nước khoảng 3 lần để tránh việc Husky bị nhiễm bệnh.
- Không nên cho Husky ăn thực phẩm sống, tinh bột, chất béo nhiều. Đặc biệt là cẩn thận với đồ ôi thiu vì sẽ ảnh hưởng đến tiêu hoá.
- Luyện thói quen ăn đúng giờ khi nuôi chó Husky bằng cách không để sẵn khay thức ăn trong chuồng. Sau khi ăn xong phải vệ sinh sạch sẽ khay ăn uống và khu vực xung quanh.
- Husky trưởng thành chỉ cần ăn 2 – 3 bữa mỗi ngày nhưng cần tăng lượng thức ăn để đủ chất. Nếu chế độ ăn của chó Husky không đủ dinh dưỡng thì sẽ bị đói và thiếu năng lượng.
2. Cách nuôi chó Husky đảm bảo khoẻ mạnh
2.1 Phòng ngừa bệnh ngoài da
Husky là giống chó có lớp lông khá dày nên cần chăm sóc chó Husky cẩn thận để phòng ngừa bệnh ngoài da. Thường xuyên tắm rửa cho chó Husky sẽ cho bạn biết tình trạng da hiện tại của các bé. Các bệnh về da thường thấy ở Husky là ghẻ, bọ chét, mụn đỏ,…
Bộ lông dày và dài là nơi thích hợp để vi khuẩn, bọ chét phát triển, vì vậy cần thường xuyên cắt tỉa và chải lông cho Husky. Ngoài ra, nếu lông chó Husky quá ẩm ướt thì hãy lau và sấy khô để ngừa bệnh nấm ngoài da.
2.2 Cách tắm và chăm sóc lông
Cách nuôi chó Husky hiệu quả là nên tắm cho chúng ít nhất 1-2 lần mỗi tháng.
Chỉ tắm thêm cho Husky khi cần thiết như có mùi hôi, nhiều bụi bẩn, … để da các bé không bị khô và lông không còn mượt. Khi tắm hãy sử dụng các sản phẩm chuyên dụng để lông Husky luôn êm mượt và dài đẹp.
Sau khi tắm xong, tuyệt đối không để lông chó Husky tự khô mà nên sấy khô cho chúng ngay. Vào những ngày mưa ẩm ướt, lông chó Husky hay gặp tình trạng đọng hơi nước, bạn cũng nên chú ý làm khô để chúng không bị cảm.
Bộ lông là điểm nổi bật của chó Husky, do đó hãy cắt tỉa lông thường xuyên để Husky có vẻ ngoài gọn gàng hơn. Điều này không chỉ giúp Husky thoải mái, mát mẻ hơn mà còn ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn. Nếu không có thời gian, bạn có thể đưa Husky đến các spa thú cưng để được chăm sóc tận tình hơn.
2.3 Tập luyện thể thao
Giống chó Husky rất giàu năng lượng, nên cần ở nơi có không gian rộng lớn để thoả sức chạy nhảy. Nếu như ở một nơi chật hẹp như chuồng chó quá lâu, chó Husky sẽ bị dư thừa năng lượng và cực kỳ phá phách, sủa liên tục, …
Kinh nghiệm nuôi chó Husky là mỗi ngày hãy dành ra 30 phút để cùng chúng đi dạo và vui chơi. Husky có tính cách tinh nghịch và hay bỏ trốn đi chơi. Vì vậy nếu nhà bạn có sân vườn, hãy dựng rào cao để tránh việc Husky nhảy rào đi mất. Thời điểm tốt nhất cho Husky ra ngoài là sáng sớm hoặc chiều tối muộn.
Đặc biệt lưu ý khi ra ngoài nên đeo rọ mõm cho Husky vì chúng có ngoại hình to lớn, nếu quá tăng động sẽ ảnh hưởng đến người xung quanh. Dây dắt cũng là vật dụng không thể thiếu khi nuôi Husky. Chúng rất thích chạy theo mèo, chó nhỏ nên rất dễ bị lạc nếu không để ý.
2.4 Lưu ý quan trọng khi nuôi Husky
Nguồn gốc của Husky từ vùng đất quanh năm lạnh giá, vô cùng khắc nghiệt. Chúng đã quen sống với thời tiết này, nên khi sinh sống tại vùng nhiệt đới ở Việt Nam rất dễ bị bệnh như: cảm , sốt, … Điều kiện đầu tiên để việc các cách nuôi chó Husky hiệu quả là cho chúng không gian sống thoáng mát nhất. Bên cạnh đó, đảm bảo nơi ở của Husky luôn sạch sẽ để không bị nhiễm bệnh.
Những ngày thời tiết quá nắng nóng, nên cho Husky vào nơi có bóng râm hoặc phòng có điều hoà để giảm thân nhiệt. Nếu muốn cho giống chó này ra ngoài, thì tốt nhất là vào chiều tối. Các thực phẩm như kem, nước đá, … cũng rất phù hợp cho Husky làm mát cơ thể.
3. Cách huấn luyện chó Husky
Husky có sức khoẻ vô cùng bền bỉ nhờ vào bản chất là chó kéo xe. Husky có tính cách nghịch ngợm và rất cứng đầu. Để chó Husky dễ nuôi hơn thì nên huấn luyện chúng biết vâng lời từ bé.
3.1 Các mệnh lệnh đơn giản
Nuôi chó Husky chỉ cần huấn luyện các mệnh lệnh cơ bản như: đứng, ngồi, nằm, chạy lại khi chủ gọi, … Những mệnh lệnh này rất dễ thực hiện và tạo thói quen kỷ luật cho Husky, giúp quá trình nuôi không tốn nhiều thời gian.
Quy trình huấn luyện chó Husky ngồi bao gồm 4 bước:
- Cho Husky đứng bên cạnh và hướng về phía trước. Hô “Ngồi xuống” to và rõ ràng.
- Trong khi hô, dùng tay ấn phần hông của Husky xuống, cho vào tư thế ngồi và giữ nguyên từ 10 – 15 giây.
- Tiếp theo, hô to “Đứng lên”, dùng tay kéo hông chúng đứng dậy và cũng giữ nguyên trong 10 – 15 giây.
- Thực hiện quy trình này nhiều lần hằng ngày. Bản tính chó Husky rất thông minh nên sẽ học rất nhanh.
Quy trình huấn luyện trên cũng có thể ứng dụng cho các mệnh lệnh như: nằm xuống, ngừng sửa, đứng im, …
3.2 Lưu ý khi huấn luyện chó Husky
Cách nuôi chó Husky bằng huấn luyện này được rất nhiều người quan tâm. Bạn nên bắt đầu từ những mệnh lệnh dễ thực hiện trước. Diễn đạt bằng hành động cho các bé biết được cách thực hiện các câu lệnh. Điều này giúp cho chúng có được phản xạ tự nhiên mỗi khi nghe bạn hô. Khi huấn luyện chó Husky, nếu các bé làm đúng hãy thưởng và vuốt ve để đem lại cảm giác thích thú, thúc đẩy tính ham học và hoàn thành nhanh hơn.
Bên cạnh đó, những bài tập luyện như đạp xe, ném bóng và nhặt đĩa rất thích hợp với chó Husky trưởng thành. Không chỉ giúp chó Husky vận động mà còn hỗ trợ cơ bắp phát triển cho vẻ ngoài đẹp hơn. Những bài tập, bài huấn luyện này nên được thực hiện khi Husky còn nhỏ vì sẽ dễ hơn và giúp ích cho việc kiểm soát chúng sau này.
4. Các bệnh thường gặp ở chó Husky
Chó Husky thường gặp các bệnh về đường tiêu hoá và bệnh về da. Nguyên nhân của các bệnh này thường là do chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hằng ngày. Để phòng những bệnh này, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ thú ý để tẩy giun sán định kỳ theo đúng chỉ dẫn.
Đôi mắt là điểm thu hút nhất nhưng cũng là nơi thường mắc bệnh nhất của chó Husky. Các bệnh về mắt như: đục thuỷ tinh thể, teo võng mạc, suy giáp,… thường là dấu hiệu của tuổi già ở Husky. Những bệnh này có ảnh hưởng nặng đến mắt của Husky, nên bạn cần chú ý kỹ và phòng ngừa.
Tương tự như các giống chó cảnh khác, chó Husky cũng bị bệnh dại nguy hiểm. Nguyên nhân bệnh này thường là do không tiêm phòng đầy đủ. Kinh nghiệm của PetPals Việt Nam khi nuôi chó Husky là mỗi năm nên tiêm phòng dại 1 lần để đảm bảo an toàn cho chó và cả gia đình bạn.
> Mời bạn xem thêm video về cách chăm sóc chó Husky được gợi ý từ chuyên gia quốc tế nhé:
Bài viết trên đã tổng hợp những cách nuôi chó Husky hiệu quả và đơn giản nhất. Việc nuôi chó cảnh nói chung và Husky nói riêng không hề dễ dàng như nhiều người vẫn nghĩ. Hy vọng những thông tin chia sẻ đã giúp bạn biết được những điều tốt nhất cho sự phát triển của chó Husky.
Trong top những giống chó cảnh được săn đón nhất tại Việt Nam, Husky luôn có mặt. Tuy nhiên, việc nuôi Husky không hề dễ do đặc trưng ngoại hình khác biệt với môi trường khí hậu nước ta. Vậy bạn đã biết cách nuôi chó Husky đúng chuẩn và tốt nhất chưa. Bài viết sẽ chia sẻ những cách nuôi đơn giản nhất qua bài viết sau đây cho bạn tham khảo.
1. Chế độ ăn uống cho chó Husky
Giống chó Husky trước đây được dùng để kéo xe nên chúng có sức khoẻ và năng lượng cực nhiều. Vậy nên, chế độ ăn uống đặc biệt quan trọng trong cách nuôi chó Husky. Chế độ ăn tốt nhất dành cho các độ tuổi Husky như sau:
1.1 Chế độ ăn cho chó Husky từ 1-2 tháng
Cho chó Husky ăn ở độ tuổi này tốn khá nhiều thời gian. Ở độ tuổi 1, 2 tháng, chó Husky con có bộ răng và hệ tiêu hoá yếu. Do đó, nên cho Husky ăn thực phẩm mềm như cháo loãng hoặc nước súp từ xương. Còn nếu bạn muốn cho ăn hạt khô thì nên ngâm mềm với sữa hoặc nước 5 phút trước khi cho ăn.
Mỗi ngày nên cho chó Husky ăn từ 4-5 bữa, cùng lượng thức ăn vừa đủ. Không nên cho các bé ăn quá nhiều cũng như ăn quá ít.
1.2 Chế độ ăn cho chó Husky từ 3-6 tháng
Đây là giai đoạn phát triển nhanh về thể chất, đặc biệt là cơ bắp của chó Husky. Hàm răng của chó Husky ở độ tuổi này cũng đã phát triển hơn nên có thể ăn được nhiều loại hơn. Thịt bò, cá, lợn,… là những thực phẩm rất tốt cho Husky. Ngoài ra, nên bổ sung các loại rau củ quả để cho Husky có vitamin và khoáng chất.
Theo kinh nghiệm nuôi chó Husky của PetPals Việt Nam, bạn không nên cho Husky ăn xương quá to ở giai đoạn này. Để tránh bị hóc xương, bạn nên xay nhỏ trước. Mỗi ngày cho chúng ăn từ 3 – 4 bữa và phải đảm bảo đủ chất.
1.3 Chế độ ăn cho chó Husky hơn 6 tháng
Cách chăm sóc chó Husky ở độ tuổi này có phần dễ dàng hơn. Husky đã trưởng thành và đang ở trạng thái ổn định nhất. Vậy nên, lượng thức ăn hằng ngày cũng phải tăng lên. Đặc biệt là nhóm chất canxi rất quan trọng cho sự chắc khỏe của xương. Những loại thực phẩm tốt là thịt, hải sản, xương, nội tạng động vật,… Bên cạnh đó, các loại rau như củ dền, rau bina, rau cải, bí đỏ, … cũng là nguồn giàu chất xơ.
Để Husky có một có cơ hàm chắc khỏe bạn có thể cho chúng ăn xương và đồ ăn cứng. Nếu bạn muốn lông Husky được đẹp và mềm mượt, hãy cho ăn 2-3 quả trứng vịt lộn đã luộc sơ mỗi tuần. Mỗi ngày Husky nên cho Husky ăn từ 2-3 bữa là tốt nhất ở độ tuổi này.
1.4 Lưu ý khi cho chó Husky ăn
- Thường xuyên kiểm tra và đong nước đầy vào bát cho Husky. Mỗi ngày nên thay nước khoảng 3 lần để tránh việc Husky bị nhiễm bệnh.
- Không nên cho Husky ăn thực phẩm sống, tinh bột, chất béo nhiều. Đặc biệt là cẩn thận với đồ ôi thiu vì sẽ ảnh hưởng đến tiêu hoá.
- Luyện thói quen ăn đúng giờ khi nuôi chó Husky bằng cách không để sẵn khay thức ăn trong chuồng. Sau khi ăn xong phải vệ sinh sạch sẽ khay ăn uống và khu vực xung quanh.
- Husky trưởng thành chỉ cần ăn 2 – 3 bữa mỗi ngày nhưng cần tăng lượng thức ăn để đủ chất. Nếu chế độ ăn của chó Husky không đủ dinh dưỡng thì sẽ bị đói và thiếu năng lượng.
2. Cách nuôi chó Husky đảm bảo khoẻ mạnh
2.1 Phòng ngừa bệnh ngoài da
Husky là giống chó có lớp lông khá dày nên cần chăm sóc chó Husky cẩn thận để phòng ngừa bệnh ngoài da. Thường xuyên tắm rửa cho chó Husky sẽ cho bạn biết tình trạng da hiện tại của các bé. Các bệnh về da thường thấy ở Husky là ghẻ, bọ chét, mụn đỏ,…
Bộ lông dày và dài là nơi thích hợp để vi khuẩn, bọ chét phát triển, vì vậy cần thường xuyên cắt tỉa và chải lông cho Husky. Ngoài ra, nếu lông chó Husky quá ẩm ướt thì hãy lau và sấy khô để ngừa bệnh nấm ngoài da.
2.2 Cách tắm và chăm sóc lông
Cách nuôi chó Husky hiệu quả là nên tắm cho chúng ít nhất 1-2 lần mỗi tháng.
Chỉ tắm thêm cho Husky khi cần thiết như có mùi hôi, nhiều bụi bẩn, … để da các bé không bị khô và lông không còn mượt. Khi tắm hãy sử dụng các sản phẩm chuyên dụng để lông Husky luôn êm mượt và dài đẹp.
Sau khi tắm xong, tuyệt đối không để lông chó Husky tự khô mà nên sấy khô cho chúng ngay. Vào những ngày mưa ẩm ướt, lông chó Husky hay gặp tình trạng đọng hơi nước, bạn cũng nên chú ý làm khô để chúng không bị cảm.
Bộ lông là điểm nổi bật của chó Husky, do đó hãy cắt tỉa lông thường xuyên để Husky có vẻ ngoài gọn gàng hơn. Điều này không chỉ giúp Husky thoải mái, mát mẻ hơn mà còn ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn. Nếu không có thời gian, bạn có thể đưa Husky đến các spa thú cưng để được chăm sóc tận tình hơn.
2.3 Tập luyện thể thao
Giống chó Husky rất giàu năng lượng, nên cần ở nơi có không gian rộng lớn để thoả sức chạy nhảy. Nếu như ở một nơi chật hẹp như chuồng chó quá lâu, chó Husky sẽ bị dư thừa năng lượng và cực kỳ phá phách, sủa liên tục, …
Kinh nghiệm nuôi chó Husky là mỗi ngày hãy dành ra 30 phút để cùng chúng đi dạo và vui chơi. Husky có tính cách tinh nghịch và hay bỏ trốn đi chơi. Vì vậy nếu nhà bạn có sân vườn, hãy dựng rào cao để tránh việc Husky nhảy rào đi mất. Thời điểm tốt nhất cho Husky ra ngoài là sáng sớm hoặc chiều tối muộn.
Đặc biệt lưu ý khi ra ngoài nên đeo rọ mõm cho Husky vì chúng có ngoại hình to lớn, nếu quá tăng động sẽ ảnh hưởng đến người xung quanh. Dây dắt cũng là vật dụng không thể thiếu khi nuôi Husky. Chúng rất thích chạy theo mèo, chó nhỏ nên rất dễ bị lạc nếu không để ý.
2.4 Lưu ý quan trọng khi nuôi Husky
Nguồn gốc của Husky từ vùng đất quanh năm lạnh giá, vô cùng khắc nghiệt. Chúng đã quen sống với thời tiết này, nên khi sinh sống tại vùng nhiệt đới ở Việt Nam rất dễ bị bệnh như: cảm , sốt, … Điều kiện đầu tiên để việc các cách nuôi chó Husky hiệu quả là cho chúng không gian sống thoáng mát nhất. Bên cạnh đó, đảm bảo nơi ở của Husky luôn sạch sẽ để không bị nhiễm bệnh.
Những ngày thời tiết quá nắng nóng, nên cho Husky vào nơi có bóng râm hoặc phòng có điều hoà để giảm thân nhiệt. Nếu muốn cho giống chó này ra ngoài, thì tốt nhất là vào chiều tối. Các thực phẩm như kem, nước đá, … cũng rất phù hợp cho Husky làm mát cơ thể.
3. Cách huấn luyện chó Husky
Husky có sức khoẻ vô cùng bền bỉ nhờ vào bản chất là chó kéo xe. Husky có tính cách nghịch ngợm và rất cứng đầu. Để chó Husky dễ nuôi hơn thì nên huấn luyện chúng biết vâng lời từ bé.
3.1 Các mệnh lệnh đơn giản
Nuôi chó Husky chỉ cần huấn luyện các mệnh lệnh cơ bản như: đứng, ngồi, nằm, chạy lại khi chủ gọi, … Những mệnh lệnh này rất dễ thực hiện và tạo thói quen kỷ luật cho Husky, giúp quá trình nuôi không tốn nhiều thời gian.
Quy trình huấn luyện chó Husky ngồi bao gồm 4 bước:
- Cho Husky đứng bên cạnh và hướng về phía trước. Hô “Ngồi xuống” to và rõ ràng.
- Trong khi hô, dùng tay ấn phần hông của Husky xuống, cho vào tư thế ngồi và giữ nguyên từ 10 – 15 giây.
- Tiếp theo, hô to “Đứng lên”, dùng tay kéo hông chúng đứng dậy và cũng giữ nguyên trong 10 – 15 giây.
- Thực hiện quy trình này nhiều lần hằng ngày. Bản tính chó Husky rất thông minh nên sẽ học rất nhanh.
Quy trình huấn luyện trên cũng có thể ứng dụng cho các mệnh lệnh như: nằm xuống, ngừng sửa, đứng im, …
3.2 Lưu ý khi huấn luyện chó Husky
Cách nuôi chó Husky bằng huấn luyện này được rất nhiều người quan tâm. Bạn nên bắt đầu từ những mệnh lệnh dễ thực hiện trước. Diễn đạt bằng hành động cho các bé biết được cách thực hiện các câu lệnh. Điều này giúp cho chúng có được phản xạ tự nhiên mỗi khi nghe bạn hô. Khi huấn luyện chó Husky, nếu các bé làm đúng hãy thưởng và vuốt ve để đem lại cảm giác thích thú, thúc đẩy tính ham học và hoàn thành nhanh hơn.
Bên cạnh đó, những bài tập luyện như đạp xe, ném bóng và nhặt đĩa rất thích hợp với chó Husky trưởng thành. Không chỉ giúp chó Husky vận động mà còn hỗ trợ cơ bắp phát triển cho vẻ ngoài đẹp hơn. Những bài tập, bài huấn luyện này nên được thực hiện khi Husky còn nhỏ vì sẽ dễ hơn và giúp ích cho việc kiểm soát chúng sau này.
4. Các bệnh thường gặp ở chó Husky
Chó Husky thường gặp các bệnh về đường tiêu hoá và bệnh về da. Nguyên nhân của các bệnh này thường là do chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hằng ngày. Để phòng những bệnh này, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ thú ý để tẩy giun sán định kỳ theo đúng chỉ dẫn.
Đôi mắt là điểm thu hút nhất nhưng cũng là nơi thường mắc bệnh nhất của chó Husky. Các bệnh về mắt như: đục thuỷ tinh thể, teo võng mạc, suy giáp,… thường là dấu hiệu của tuổi già ở Husky. Những bệnh này có ảnh hưởng nặng đến mắt của Husky, nên bạn cần chú ý kỹ và phòng ngừa.
Tương tự như các giống chó cảnh khác, chó Husky cũng bị bệnh dại nguy hiểm. Nguyên nhân bệnh này thường là do không tiêm phòng đầy đủ. Kinh nghiệm của PetPals Việt Nam khi nuôi chó Husky là mỗi năm nên tiêm phòng dại 1 lần để đảm bảo an toàn cho chó và cả gia đình bạn.
> Mời bạn xem thêm video về cách chăm sóc chó Husky được gợi ý từ chuyên gia quốc tế nhé:
Bài viết trên đã tổng hợp những cách nuôi chó Husky hiệu quả và đơn giản nhất. Việc nuôi chó cảnh nói chung và Husky nói riêng không hề dễ dàng như nhiều người vẫn nghĩ. Hy vọng những thông tin chia sẻ đã giúp bạn biết được những điều tốt nhất cho sự phát triển của chó Husky.