Thời điểm gần đây sự quan tâm của khán giả đối với nhà hát kịch Hà Nội ngày một tăng cao do nhiều sự kiện nổi bật từng xuất hiện trên truyền thông và báo chí. Một chủ đề được chú ý nhiều nhất là về “giám đốc nhà hát kịch Hà Nội”, “phó giám đốc nhà hát kịch Hà Nội” hay thậm chí là bạn giám đốc là ai cũng được khán giả tìm hiểu một cách cặn kẻ.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này mời bạn tham khảo bài viết và cùng Cafe Mua Sắm tìm hiểu các thông tin về nghệ sĩ diễn viên nhà hát kịch Hà Nội và thông tin về lịch diễn, giá vé cũng như một số lưu ý khi xem kịch tại đây nhé!.
Nhà hát kịch Hà Nội
Nhà hát kịch Hà Nội được xuất thân từ một đội kịch trong Đoàn văn công nhân dân Thủ năm 1959. Trải qua tầm 60 năm, từ một đội kịch nói nhỏ đã trở thành đội kịch nói Hà Nội và năm 1993 mới chính thức đổi tên thành nhà hát kịch Hà Nội như ngày nay.
Tiêu biểu nhất là năm 2005, Nhà Hát đã được UBND Thành phố Hà Nội quyết định nâng hạng thành Nhà Hát hạng I (Theo Quyết định số 8574/QĐ-UB ngày 30/12/2005 của UBND Thành phố Hà Nội).
Đến năm 2009, nhà hát kịch Hà Tây cũng chính thức sát nhập vào chung với Nhà hát kịch HN trực thuộc quản lý của Sở VHTT&DL Hà Nội.
Bộ máy tổ chức
Dựa theo quyết định của UBND Thành phố Hà Nội, của Bộ VHTT&DL đối với Nhà Hát hạng I (một) bộ máy tổ chức nhà hát gồm có những vị trí sau:
- Ban giám đốc (gồm giám đốc và phó giám đốc)
- Phòng chức năng (gồm Phòng Hành chính Tổng hợp, Phòng Tổ chức biểu diễn, Phòng Nghệ thuật)
- Đoàn diễn viên (Đoàn diễn viên 1, Đoàn diễn viên 2, Đoàn diễn viên 3) với tổng số 109 cán bộ, công chức, viên chức, hợp đồng lao động.
Tác phẩm tiêu biểu
Dưới đây là một số tác phẩm tiêu biểu của nhà hát gắn liền với nhiều thế hệ người dân Hà Nội cũng như khán giá đến xem.
- Đêm tháng 7
- Bức tranh mùa gặt
- Tôi và chúng ta
- Lũy hoa
- Thầy Khóa làng tôi
- Cát bụi
- Hà My của tôi
- Điện thoại di động
- Tình sử ngàn năm
- Những mặt người thấp thoáng
- Bỉ Vỏ
- Mảnh đất lắm người nhiều ma
- Ngôi nhà trong thành phố
- Vùng lạnh
- …
Để có được những thành công như vậy phải kể đến công sức của rất nhiều cán bộ, nhân viên, diễn viên của nhà hát cùng sự ủng hộ chân tình sâu sắc của người dân Hà Nội đối với nhà hát từ trước đến nay. Nhưng ai là giám đốc nhà hát kịch Hà Nội năm 2022 thì vẫn có nhiều khán giả thực sự không biết.
Giám đốc nhà hát kịch Hà Nội là ai?
Hiện tại, giám đốc quản lý và chịu trách nhiệm của nhà hát kịch là NSND Nguyễn Trung Hiếu, sinh ngày 26 tháng 2 năm 1973, tại Thái Bình. Ông được biết đến với nhiều vai trò trong làng nghệ thuật bao gồm diễn viên, đạo diễn, nghệ sĩ sân khấu và nhiều tài năng suất sắc khác nữa. Đặc biệt, ông còn có khả năng diễn xuất cực tốt cả hai dạng diễn viên phản diện và chính diện vì vậy rất được giới nghệ thuật coi trọng và đánh giá tốt.
Tóm tắt tiểu sử NSND Nguyễn Trung Hiếu
Tên thật | Nguyễn Trung Hiếu |
Ngày sinh | 26/02/1973 |
Quê quán | TP. Thái Bình |
Học vấn | Đại học Sân khấu điện ảnh Hà Nội |
Giải thưởng đạt được
- 2004: Huy chương Vàng – Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc
- 2009: Giành giải “Nam diễn viên chính xuất sắc nhất” ở thể loại phim truyện video tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 16 với vai Tào trong phim “Mười ba bến nước” do Bộ VHTT&DL trao tặng
- 2009: Huy chương Bạc dành cho vai diễn Giáo sư Dũng trong vở “Mắt phố” do Bộ VHTT&DL trao tặng
- 2010: Giải “Diễn viên xuất sắc” dành cho vai diễn Lý Thường Kiệt trong vở “Tình sử ngàn năm” – Công trình chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội do Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam trao tặng
- 2012: Giải “Diễn viên xuất sắc” dành cho vai Phiệt trong vở “Những mặt người thấp thoáng” do Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam trao tặng
- 2012: Huy chương Vàng dành cho vai Phiệt trong vở “Những mặt người thấp thoáng” do Bộ VHTT&DL trao tặng
- 2007: Giải A dành cho vở “Đứa con bị đánh cắp” do Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam trao tặng (vai chính: Linh – Đàm)
- 2008: Giải thưởng văn học nghệ thuật vở diễn “Đứa con bị đánh cắp” do Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội trao tặng
- 2010: Giải A vở “Tình sử ngàn năm” – Công trình chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội do Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam trao tặng (vai chính: Lý Thường Kiệt)
- 2010: Giải thưởng văn học nghệ thuật dành cho vở “Tình sử ngàn năm” do Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội trao tặng
- 2012: Huy chương Vàng vở “Những mặt người thấp thoáng” do Bộ VHTT&DL trao tặng (vai Phiệt)
- 2012: Giải “Vở diễn xuất sắc nhất” dành cho vở “Những mặt người thấp thoáng” do Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam trao tặng
- 2013: Giải “Vở diễn xuất sắc” dành cho vở “Tiếng đàn vùng Mê Thảo” do Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam trao tặng
- 2014: Giải “Vở diễn xuất sắc” dành cho vở “Những người con Hà Nội” do Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam trao tặng
- 2015: Huy Chương Vàng vai “Năm Sài Gòn” trong vở “Bỉ vỏ” tại Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc.
Vợ của giám đốc nhà hát kịch Hà Nội là ai?
Ngày 17 tháng 3 năm 2019, Nghệ sĩ Nhân dân Trung Hiếu làm lễ thành hôn tại quê nhà tỉnh Thái Bình với Thu Hà, nữ nhân viên ngân hàng kém anh 19 tuổi (sinh năm 1992), quê ở Sơn La. Thu Hà từng là diễn viên múa, và đã từng tham gia diễn trong phim hài tết cùng Trung Hiếu. 3 giờ sáng ngày 18 tháng 1 năm 2019, tại Sơn La quê Thu Hà, hai người đã tổ chức lễ cưới theo nghi thức truyền thống.
Bạn giám đốc nhà hát kịch Hà Nội
Với tài năng của mình NSND Nguyễn Trung Hiếu đã rất thành công với nhiều vai diễn khác nhau trong nhiều tác phẩm nổi tiếng để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng khán giả cũng như người xem truyền hình cả nước.
Một số bạn diễn thường thấy trên sóng truyền hình cùng với Nguyễn Trung Hiếu mà chúng ta thường bắt gặp có thể kể đến gồm:
- NSND Công Lý
- NSND Hoàng Dũng
- NSND Bình Trọng
- NSND Quang Tèo
- NSƯT Mai Thị Thu Huyền
- NSƯT Phạm Thị Thanh Huệ
- NSND Minh Hằng
- …và còn rất nhiều diễn viên khác nữa.
Tác phẩm từng tham gia
Một số tác phẩm phim Nguyễn Trung Hiếu tham gia gồm:
- Hoa ban đỏ
- Giải hạn
- Cây bạch đàn vô danh
- Sống mãi với thủ đô
- Đồng quê xào xạc
- Bác cả Người sung sướng
- Chuyện như đùa
- Vẫn còn đó tình yêu
- Đường đời
- Lời sám hối muộn màng
- Công nghệ giữ chồng
- Nhà có ba chị em
- Xuân Cồ đánh ghen
- Yêu chạy
- Ngõ lỗ thủng
- Tết cháy Osin
- Xuân Cồ bịt trống
- Món nợ miền Đông
- Mặt nạ hoàn hảo
- Cuồng phong
- Vệt nắng cuối trời
- Ông tơ hai phẩy
- Siêu thị tình yêu
- Làng ma 10 năm sau
- Hai trái tim vàng
- Heo may về qua phố
- Mưa bóng mây
- Giấc mơ của Chí Phèo
- Quan trường trường quan
- Họ Lý tên Thông
- Ngày mai bình yên
Các vở kịch tham gia của Nguyễn Trung Hiếu:
- Ngao Sò Ốc Hến (vai Ốc) 1994
- Những người con Hà Nội (vai Trung đoàn trưởng)
- Cát bụi (vai Tống Thoại)
- Những mặt người thấp thoáng (vai Phiệt)
- Đứa con bị đánh cắp (vai Linh – Đàm)
- Tình sử ngàn năm (vai Lý Thường Kiệt)
- Tôi và chúng ta (vai Phó Giám đốc Chính)
- Ngôi sao lạc trời (vai Thiện Thiêm)
- Xuân tím (vai Tình)
- Bỉ vỏ (vai Năm Sài Gòn)
- Tôi và chúng ta (Giám đốc Chính)
Ngoài ra, thành công của nhà hát kịch Hà Nội cũng cần nhắc tới sự hỗ trợ của ban phó giám đốc. Vậy phó giám đốc nhà hát kịch Hà Nội là ai?
Phó giám đốc nhà hát kịch Hà Nội
Hiện nay, phó giám đốc của nhà hát gồm NSND Công Lý và NSND Trần Thị Hồng Nhạn cùng hỗ trợ giám đốc trong công tác quản lý và điều hành nhà hát. Ngoài ra, các phó giám đốc cũng tham gia vào các vai diễn tại nhà hát như các diễn viên đang công tác tại đây.
- NSND Công Lý thì hầu như khán giả người xem truyền hình cả nước đều biết tới vì khá nổi tiếng và khả năng diễn xuất đa năng của mình.
- NSND Trần Thị Hồng Nhạn tuy ít được biết đến hơn cũng là một trụ cột lớn trong làng nhạc kịch tại Việt Nam.
Các diễn viên nhà hát kịch Hà Nội
Các diễn viên đang công tác tại nhà hát kịch Hà Nội bao gồm:
- NSND Nguyễn Trung Hiếu
- NSND Công Lý
- NSND Trần Thị Hồng Nhạn
- NSND Minh Hòa
- NSND Thu Hà
- NSND Tiến Đạt
- NSND Hoàng Cúc
- NSƯT Quang Thắng
- NSƯT Thu Hạnh
- NSƯT Đức Quang
- NSƯT Linh Huệ
- NSƯT Kiều Thanh
- NSƯT Tiến Minh
- NSƯT Trần Vân
- NS Thanh Tùng
- NS Hồng Đăng
- NS Tiến Lộc
- NS Mạnh Hưng
- NS Ngọc Quỳnh
- NS Thanh Hưng
- NS Thùy Anh
- NS Doãn Quốc Đam
- NS Quân Anh
- NS Chí Nhân
- NS Diễm Hương
- NS Thùy Dương
- NS Quang Minh
- ….và rất nhiều diễn viên khác nữa.
Lịch diễn nhà hát kịch Hà Nội
Để xem lịch diễn mới nhất từ nhà hát kịch Hà Nội. Bạn có thể truy cập trực tiếp trang web chính thức của nhà hát tại đây.
Thông tin liên hệ nhà hát nhà hát tại đây:
- Số điện thoại liên hệ: 0911.452.988
- RẠP CÔNG NHÂN Số 42 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- RẠP TẠ HIỆN Số 8B, Tạ Hiện, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Phòng Hành chính Tổng hợp: 0243.824.5707 – 0243.939.3633 (Kế toán)
- Phòng Tổ chức biểu diễn: 0243.825.7252
Giá vé nhà hát kịch HN
Giá vé tại nhà hát kịch Hà Nội được chia thành nhiều loại tùy theo vị trí ghế ngồi và vị trí tầng ngồi xem. Nhà hát được thiết kế 2 tầng cho khán giả ngồi, tầng 1 có 2 loại vé chính là vé VIP và vé Standard.
Loại vé | Giá tiền |
---|---|
Vé VIP (Vị trí giữa) | 499.000 |
Vé VIP (Vị trí hai trái, phải) | 399.000 |
Vé Standard (Đồng giá) | 399.000 |
Vé Tầng 2 (Vé Gác) | 299.000 |
Tham khảo vị trí ghế ngồi tại nhà hát kịch HN dưới đây:
Hy vọng rằng, với những thông tin mới nhất về nhà hát kịch Hà Nội trên đây sẽ giúp bạn đọc có thể chuẩn bị kế hoạch xem kịch tốt nhất cho mình.
Xem thêm: